(HBĐT) - Hiện nay, việc điều trị bệnh ung thư còn yếu, nhất là ở giai đoạn muộn, khả năng tử vong của bệnh nhân là rất cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1/3 các loại ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Phát hiện một số bệnh ung thư thường gặp  

Ung thư vú: là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Người phụ nữ nên để ý những dấu hiệu sau: nổi cục hay dày lên ở gần vú hoặc vùng nách, thay đổi kích thước hình dáng vú, tụt núm vú, núm vú chảy dịch hoặc đau, thay đổi da vùng vú, đỏ, sần da cam cần đến khám bác sỹ chuyên khoa ngay. Ngoài ra, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên đến các cơ sở chuyên khoa khám vú ít nhất 1 lần/năm.  

Ung thư đại trực tràng: Chế độ ăn không hợp lý nhiều chất béo, ít chất xơ, các bệnh viêm nhiễm lâu ngày như viêm loét đại trực tràng chảy máu cũng liên quan đến ung thư đại trực tràng. Dấu hiệu cảnh báo bệnh: thay đổi phân, chảy máu trực tràng, đau bụng bất thường.  

Ung thư phổi: Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc của người khác hút (hút thuốc lá thụ động) là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Triệu chứng hay gặp nhất là ho kéo dài, thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.  

Ung thư dạ dày: Hay gặp nhất là chứng khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần phải đi khám ngay. Ngoài ra, các biểu hiện khác có thể có là: nôn, gầy sút, mệt mỏi, thiếu máu, đau bụng hoặc đại tiện phân đen.

Có các dấu hiệu trên không có nghĩa là đã mắc bệnh, việc cần làm ngay là đến các cơ sở chuyên khoa để khám và có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm là cách phát hiện sớm ung thư hiệu quả nhất.

 

                     Thu Hương (T.H) (Trung tâm TT- GDSK)

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục