Người dân nên chọn thực phẩm có nguồn gốc, có dấu kiểm dịch an toàn.

Người dân nên chọn thực phẩm có nguồn gốc, có dấu kiểm dịch an toàn.

(HBĐT) - Còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Vào dịp này, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, đi liền với đó là gia tăng nguy cơ ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

 

Theo thống kê của Chi cục ATVSTP tỉnh, tính đến hết ngày 30/11, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ ngộ độc với 809 người mắc, trong đó có 1 vụ ngộ độc thực phẩm tủ cầu vàng (do tay của người chế biến thức ăn nhiễm vi khuẩn) ở xã Mỹ Hoà, huyện Tân Lạc với 171 trường hợp mắc. Đặc biệt có một ca ngộ độc rượu bị tử vong tại huyện Lương Sơn. Vì vậy, việc lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là rất cần thiết, đặc biệt là trong những ngày Tết.

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, đối với các loại rau, củ, quả: để lựa chọn được những sản phẩm sạch không chứa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, người tiêu dùng nên chọn loại rau có màu xanh tươi tự nhiên, không có mùi khác thường. Đặc biệt không chọn rau có màu xanh đậm, mỡ màng. Khi sử dụng, cần nhặt tách riêng từng lá và cọng rau, ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút để hoà tan thuốc bảo vệ thực vật (nếu có). Sau đó, rửa trôi 2-3 lần trước vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy. Nếu là quả thì nên gọt bỏ vỏ, loại những quả dập nát.

 

Đối với thịt tươi, nên chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.  Thịt tươi ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

 

Thịt gia cầm, nên chọn loại có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng (thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền), da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm tím, mốc meo hoặc vết lạ. Với thịt chế biến sẵn thì chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Không mua thịt bán ở các sạp rổ, mẹt, giấy để sát đất vì dễ lây vi khuẩn nhiễm độc thịt.

 

Với các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, mứt tết… nên chọn hàng có nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng rõ ràng, có uy tín chất lượng.

 

Ngoài ra, để phòng – chống ngộ độc, hạn chế tình trạng ngộ độc, người dân thực hiện chế độ "ăn chín, uống sôi".  Ăn ngay sau khi  thức ăn vừa nấu xong. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín. Đun kỹ thức ăn đã qua bữa trước khi dùng lại. Không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ gọn gàng và khô ráo. Không ăn các thức ăn ôi thiu, mốc hỏng. Dùng nước sạch để chế biến thức ăn, đồ uống

 

                                                   Thuỳ Dung (TH)

      (Trung tâm TTGDSK)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục