Do môi trường ô nhiễm nên những bệnh mũi xoang phát triển nhiều, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh về tai mũi họng.

 

Hiểu được các tác nhân gây nên bệnh, cũng như cách điều trị, chúng ta sẽ phòng ngừa được tốt, tránh để các biến chứng hậu quả khó lường. Trong các bệnh lý về xoang, viêm xoang là bệnh lý thường gặp nhất, viêm xoang cấp ở người lớn chủ yếu là viêm xoang hàm.

Viêm xoang cấp xảy ra như thế nào?

Các xoang mặt là các hốc rỗng nằm quanh hốc mũi trong khối xương mặt, chúng có nhiệm vụ làm nhẹ khối xương mặt và cộng hưởng âm thanh. Có tất cả là năm đôi xoang (bên trái, phải) và chia làm hai nhóm, nhóm xoang trước và nhóm xoang sau như xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán ở phía trước và xoang bướm, xoang sàng sau ở phía sau. Thành các xoang được lót bởi một lớp niêm mạc với những tế bào lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, có vai trò quét các chất bẩn và dịch tiết di chuyển về một hướng đến các lỗ thông mũi xoang để ra ngoài. Khi hàng ngày chúng ta hít thở phải khói bụi bị ô nhiễm, những chất trên tác động vào khoang mũi, miệng rồi thông qua các lỗ mũi xoang, rồi từ đây gây ra bệnh lý về xoang. Các nguyên nhân khác như tắm ao hồ thường xuyên gây nhiễm trùng mũi rồi viêm xoang, những loại vi trùng thường gặp haemophilus influenzae, pneumocoque, streptocoque, moraxella catarrhalis, ngoài ra gặp virút như: rhinovirus, rheovirus, coronavirus, enterovirus, myxovirus và cả nấm như aspergillus, candida albicans. Đôi khi có nguồn gốc từ răng, có triệu chứng về răng như sâu răng, viêm nha chu biến chứng viêm xoang.

Các dấu hiệu xác định

Bệnh xảy ra nhất ở nhóm xoang trước, đau là dấu hiệu cố định, có trong các dạng khác nhau, nhìn chung là dấu hiệu quan trọng, khu trú ở vùng quanh hốc mắt, góc trong hốc mắt và vùng trước trán, cảm giác nặng vùng mặt kèm với đau. Thường hơi thở có mùi hôi, nghẹt mũi và cảm giác không phân biệt mùi hay còn gọi là mất mùi là dấu hiệu thường xuyên đi kèm với viêm xoang cấp. Chảy mũi chỉ một bên, nhầy mủ vàng, có mùi hôi thối, gặp trong vi trùng yếm khí, chảy mũi làm dịu cơn đau nhưng hỉ mũi làm đau nhiều hơn. Sờ nắn vùng hốc mắt có điểm đau chói, soi mũi thấy rõ dịch tiết mủ khu trú ở khe mũi giữa. Toàn thân có sốt, ớn lạnh, mệt, ngủ ít, tiểu ít. Nội soi mũi xoang, thấy được mủ chảy ra hay đọng ở các lỗ thông xoang ở khe mũi giữa, hình ảnh phù nề hay tắc các lỗ thông mũi xoang, mủ chảy theo khe mũi trên xuống họng. Chụp X-quang từ tư thế Blondeau và Hirtz, hình ảnh mờ toàn bộ ổ xoang, có thể có hình ảnh mực nước hơi ở một bên xoang hàm có giá trị xác định cao. Chụp CT-Scanner vùng đầu mặt chẩn đoán xác định và phân biệt các nguyên nhân khác ở xoang.

Điều trị

Chủ yếu là điều trị nội khoa suốt giai đoạn cấp, kháng sinh, kháng viêm và những chất phân tán thường cho kết quả tuyệt vời bằng đường uống và tại chỗ. Phải làm cho sự dẫn lưu được dễ dàng bằng thông khe mũi giữa và bằng nhỏ thuốc tại chỗ những chất co mạch gây tê, kháng sinh, kháng viêm.

Thuốc kháng sinh trong viêm xoang: cifixim, ciprofloxacin, zinnat phối hợp metrodiazol. Thuốc kháng viêm mobic, diclophenac, neo pyrazon. Điều trị thông xoang, dẫn lưu áp dụng trong trường hợp giảm áp lực để làm dịu cơn đau, điều trị liên tục từ 2 - 3 tuần. Điều trị dự phòng cần phải điều trị cơ địa người bệnh để tránh tái phát, nhất là điều trị dị ứng, sửa lại những bất thường ở mũi như vẹo vách ngăn bằng phẫu thuật.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm; giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải; ăn uống đủ dinh dưỡng. Đối với người mẫn cảm, cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thì có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy tay bịt một bên mũi lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta đi tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

 

                                                                     Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục