Lực lượng chức năng kiểm tra mặt hàng thuốc tại nhà thuốc An Trường trên đường Cù Chính Lan (thành phố Hòa Bình).
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Y tế, trên địa bàn tỉnh có 628 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Trong đó, hành nghề y 136 cơ sở (7 phòng khám đa khoa, 109 phòng khám chuyên khoa, 20 cơ sở dịch vụ y tế); 56 cơ sở hành nghề YHCT (1 trung tâm YHCT, 34 phòng chẩn trị, 19 cơ sở chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền, 2 cơ sở dịch vụ YHCT); 436 cơ sở hành nghề dược (15 công ty kinh doanh thuốc, 1 chi nhánh công ty kinh doanh thuốc, 30 nhà thuốc, 178 quầy thuốc, 212 đại lý bán thuốc).
Nhiều cơ sở đã đầu tư những thiết bị hiện đại như: máy siêu âm màu, máy nội soi tai - mũi - họng, điện tim cùng nhiều chủng loại thuốc. Các cơ sở KCB tư nhân có thủ tục đơn giản, thái độ của đội ngũ y, dược nhiệt tình đã tiết kiệm thời gian cũng như tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Qua đó góp phần cải thiện và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho công tác KCB của nhân dân, giảm tải cho các cơ sở Nhà nước. Trung bình, lượng bệnh nhân đến khám tại các cơ sở này chiếm khoảng 10% so với các cơ sở y tế công lập.
Mặc dù tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế cho nhân dân nhưng các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vẫn còn nhiều sai phạm. Bà Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế) cho biết: Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều cơ sở vi phạm quy chế chuyên môn, quảng cáo quá khả năng quy định trong giấy phép, vệ sinh môi trường không đảm bảo, giấy phép hành nghề hết hạn nhưng chưa làm thủ tục gia hạn. Một số lỗi chủ yếu khác là: không ghi đầy đủ sổ sách theo dõi bệnh nhân đến KCB theo quy định, không niêm yết giá dịch vụ, giá thuốc, tích trữ thuốc quá hạn sử dụng, một số thầy thuốc vừa kê đơn, vừa bán thuốc hoặc hoạt động không theo địa chỉ đã đăng ký. Có cơ sở không thực hiện đúng quy chế kê đơn, yêu cầu bệnh nhân phải dùng nhiều thuốc ngoại, thuốc đắt tiền không cần thiết gây khó khăn cho người bệnh nghèo. Đặc biệt vẫn có trường hợp không đăng ký với cơ quan quản lý nhưng vẫn hành nghề. Điển hình là trường hợp của ông Đại ở tổ 1A, phường Tân Thịnh (TPHB). Cơ sở này KCB cho các cả bệnh nhi và người lớn. Trong năm 2011, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động và yêu cầu chủ cơ sở phải đến làm thủ tục đăng ký hoạt động. Nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa nhận được hồ sơ đăng ký và cơ sở vẫn hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, tại các chợ phiên như chợ Bưng (Cao Phong), Phú Cường (Tân Lạc) vẫn tái diễn tình trạng bán thuốc tân dược không đảm bảo các điều kiện bảo quản. Thời gian gần đây, trước tình trạng nhiều trẻ em bị nhiễm độc chì do bôi thuốc cam, Sở Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng, phòng y tế tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm vi phạm. Tuy nhiên, việc quản lý ở cấp cơ sở xem ra vẫn khá lỏng lẻo.
Theo bà Lê Thị Thanh Hòa, vấn đề quản lý hành nghề y, dược tư nhân đang gặp nhiều khó khăn bởi số cơ sở ngày càng tăng, số vi phạm nhiều nhưng cán bộ cấp Sở chỉ có 2 người. Việc phân cấp quản lý đã được quy định cụ thể. Theo đó, Sở thực hiện việc kiểm tra các cơ sở có quy mô lớn. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn nào chịu sự quản lý, kiểm tra trực tiếp của các phòng y tế địa phương. Song, qua công tác kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm nhưng chậm khắc phục.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn An Trường cho biết: Để đưa hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đi vào nề nếp hơn cần có sự vào cuộc tích cực của tất cả cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân; không phó mặc trách nhiệm cho riêng ngành Y tế. Nhân dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý các cơ sở hành nghề. Chủ cơ sở hành nghề cần được cập nhật kiến thức, duy trì việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn với phòng y tế, bệnh viện địa phương nơi hành nghề. Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở, hướng các cơ sở này tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Kim Bôi phấn đấu xây dựng 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, duy trì, nâng cao chất lượng 16 xã đã đạt chuẩn; mục tiêu đến hết năm 2015, 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn. Đây là mục tiêu được huyện Kim Bôi đặt ra trong đề án “Xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2015”.
Mùa hạ là mùa của các loại trái cây. Mách bạn 6 loại trái cây giúp làn da của bạn luôn căng tràn sức sống trong mùa hè nóng nực.
Ngày 3-6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cho biết đã tiếp nhận bốn ca nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc rượu nhưng đã có hai trường hợp tử vong.
(HBĐT) - LMLM cho đàn trâu, bò. Đây là 2 địa phương nằm trong phạm vi tiêm phòng vùng đệm, nhằm thực hiện chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2011 - 2015. Toàn bộ lượng vắc xin do Nhà nước hỗ trợ (giá vắc xin tương đương12.000 đồng/liều). Quá trình triển khai, các huyện trích kinh phí dự phòng hỗ trợ bảo quản, công tiêm.
(HBĐT) - Gia đình anh Đinh Văn Nguyễn ở xóm Rại, Hữu Lợi (Yên Thủy) vừa được ở trong ngôi nhà mới. Ngôi nhà sàn dựng tạm gắn bó mấy chục năm vẫn còn. Ngôi nhà mới khang trang còn thơm mùi vữa. Anh cho biết, được sự hỗ trợ của Nhà nước, bà con hàng xóm, nhà xây dựng trong vòng 3 tháng, kết cấu vững chắc và có thể sử dụng lâu dài. Vợ chồng, con cái chẳng phải trông trăng, nhìn nước khi trời mưa nữa.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo cho hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, không phải sống trong tình trạng nhà dột nát, ổ chuột, nhà nằm ở khu vực nguy hiểm.