Trung tâm cai nguyện tự nguyện như một khu nghỉ dưỡng.

Trung tâm cai nguyện tự nguyện như một khu nghỉ dưỡng.

(HBĐT) - Đã có rất nhiều trung tâm cai nghiện ma tuý của Nhà nước, tư nhân, cộng đồng đã mở ra để giúp những người nghiện từ bỏ ma tuý. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao, người làm công tác cai nghiện phải thực sự coi họ là những người bạn, là người trong gia đình giúp họ trở về với cộng đồng. Làm sao để người nghiện thấy được niềm tin, hy vọng vào cuộc sống để trở về với gia đình.

 

Xuất phát từ ý tưởng đó, vợ chồng anh Ngô Trường Tú (Hà Nội) đã xây dựng nên trung tâm cai nguyện tự nguyện ở xóm Suối Rè, xã Cư Yên (Lương Sơn). Quả thực khi lần đầu bước vào, chúng tôi không nghĩ đây là trung tâm cai nghiện tự nguyện, mà thực sự  khu nghỉ dưỡng. Khu nhà được xây dựng ngăn nắp khép kín. Khoảng sân rộng trước được kê mấy chiếc bàn uống nước bên chậu cây cảnh, lồng chim hót rồi cả sân đánh bóng chuyền, bàn bi a…Trong sân có nhiều người ngồi uống nước, chơi bi a, chúng tôi không thể nhận ra ai cán bộ, nhân viên, ai là bệnh nhân cai nghiện. Dẫn chúng tôi đi, ông Trần Ngọc Oai, Giám đốc trung tâm giới thiệu từng người, chúng tôi mới nhận biết được. Ông Oai bảo: chúng tôi muốn tạo nơi đây như một gia đình. Giám đốc là người anh cả giúp các em làm lại cuộc đời. Bệnh nhân nghiện thường có cá  tính nhiều người cứ nhận mình giỏi cái nọ, giỏi cái kia. Tôi bảo nếu anh bỏ hẳn được ma túy mới là giỏi, nếu chưa cai được dù có giỏi bao nhiêu cũng không ai công nhận. Động đến lòng tự ái, anh em mới quyết tâm cai, và mình luôn là người thân động viên, giúp đỡ họ.  

 

Chứng kiến bao người nghiện vào trung tâm này, ông Oai kể cho chúng tôi nhiều thân phận sa chân vào làm nô lệ của ma tuý. Hoàn cảnh ông ấn tượng nhất là có một đôi vợ chồng ở Hà Nội vợ tên là Thanh, chồng tên là Tú. Họ có cuộc sống mà nhiều người có mơ cũng không thấy. Do sa vào ăn chơi nên cả hai người sử dụng thuốc ma tuý và thuốc lắc. Họ đã đánh mất gia đình, con cái. Khi tỉnh ngộ họ đã tình nguyện lên đây cai nghiện. Sau vài tháng cai nghiện họ  đã đoạn tuyệt với ma túy và thuốc “lắc”. Thỉnh thoảng hai vợ chồng lại đưa con lên chơi với trung tâm. Coi nơi đây là nơi hồi sinh cuộc đời họ.

 

Người chúng tôi gặp trung tâm mà nhiều cán bộ, bác sĩ ở đây thường nhắc tới là anh Nguyễn Thạc sinh, năm 1970 ở huyện Đan Phượng, Hà Nội. Anh đã từng ra nước ngoài lao động. Trong một lần liên hoan, anh đã dùng thử hêrôin, sau đó trở thành nghiện. Suốt 5 năm trời, anh nghiện hêrôin. Đến năm 1999, anh sang Quảng Đông (Trung Quốc) để tẩy não tốn mất 400 triệu đồng và bỏ được ma tuý. Khi bỏ được ma tuý, anh thường xuyên đi vũ trường giao du rồi lại sử dụng thuốc lắc có “số” ở các vũ trường Hà Nội. Chưa một vũ trường nào anh không có mặt. Một lần nữa anh quyết tâm cai được thứ ảo giác trên. Một lần lang thang trên mạng, anh vô tình tìm kiếm được ở Hòa Bình đang có một trung tâm cai nguyện tự nguyện. Anh lên đây được gần 2 tháng. Hiện anh đã cai được thuốc và trở thành người bình thường. Anh bảo: Ở đây, các anh chị trong trung tâm coi mình như người nhà. Trung tâm đã giúp mình cắt cơn chứ muốn bỏ được “keo, lắc”, mình phải thật sự có bản lĩnh mới rời xa được những thứ phù du, biến ảo đó... Việc đó vào lòng quyết tâm của người nghiện.

 

 

                                                              Việt Lâm

 

Các tin khác

Trạm y tế xã Lạc Sĩ (Yên Thuỷ) mặc dù mới được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu các trang thiết bị y tế.
Đại diện các đơn vị tổ chức chương trình tặng quà cho các em nhỏ tại trường mầm non Thái Bình (thành phố Hòa Bình).
Tình trạng thiếu bác sĩ diễn ra ở tất cả các tuyến. Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện cũng còn thiếu khoảng 50 bác sĩ.
Cán bộ chuyên trách dân số xã Tây Phong (Cao Phong) tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại cho chị em trong xã.

Nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Trong tháng 7 và 8, các cấp, ngành trong toàn tỉnh có nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội.

Ghi nhận 4 ca sốt xuất huyết tại xã Tân Vinh

(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Tân Vinh (Lương Sơn) xuất hiện 4 bệnh nhân sốt xuất huyết phải điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Trong đó, có 1 bệnh nhi dưới 1 tuổi điều trị tại Viện Nhi trung ương.

Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy

(HBĐT) - Trong 3 ngày (24 – 26/9), đoàn kiểm tra số 1 – BCĐ 127/ĐP tỉnh và liên ngành VSTTP tỉnh đã phối hợp với BCĐ 127/ĐP 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy kiểm tra thực trạng đảm bảo ATVSTP ở các cơ sở, nhà hàng dịch vụ ăn uống và thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu.

Lại “nóng” vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Tháng 9, thị trường Tết Trung thu sôi động, vấn đề ATVSTP càng trở nên nóng bỏng, nhất là thực trạng an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể và quán ăn đường phố.

Chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người

(HBĐT) - Bệnh liên cầu lợn ở người đang tăng ca ở các tỉnh phía Bắc, nghiêm trọng hơn là đã có ca bệnh tử vong. Để chủ động phòng - chống bệnh, ngành y tế tỉnh đang triển khai các hoạt động phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh và tăng cường tuyên truyền, giám sát, phát hiện. Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Lê Xuân Hoàng – Phó Giám đốc Sở Y tế về những nội dung liên quan đến bệnh này.

Triển khai Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và Nghị định hướng dẫn thi hành

(HBĐT) - Ngày 26/9, tại thành phố Hoà Bình, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã triển khai hội nghị tập huấn về Luật ATVSTP và Nghị định hướng dẫn thi hành. Tham dự có 150 đại biểu các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện có liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đại diện NTD trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục