Hiện nay, trên thị trường, các thuốc chống viêm, hạ sốt và giảm đau được bán tự do tại các hiệu thuốc mà không cần đơn. Nhiều người khi có dấu hiệu sốt hoặc đau cơ, khớp đều tự động ra hiệu thuốc mua về dùng. Vậy tác dụng của các loại thuốc này như thế nào?

 
Ngay từ thời Hypocrates - ông tổ của ngành y, đã phát hiện ra tác dụng giảm đau, hạ sốt của vỏ cây liễu (còn gọi là cây thùy dương). Nhưng mãi đến năm 1838, Raffaelle Piria (nhà khoa học người Ý) mới tinh chế được acid acetylsalicylic từ vỏ cây này và tới 15 năm sau (1853), Charle Fredenic Gerlierdt - nhà hóa học người Đức mới chế tạo được acid acetylsalicylic thành thuốc kháng viêm, hạ sốt và giảm đau đầu tiên của nhân loại. Đến năm 1899, sản phẩm aspirin (acid acetylsalicylic) đầu tiên của hãng Bayer mới được lưu thông rộng rãi trên thị trường và tồn tại đến ngày nay. Sau hơn 100 năm, aspirin vẫn còn được trọng dụng với nhiều tác dụng như dự phòng nhồi máu cơ tim, giảm tỉ lệ mắc ung thư đại tràng...

Ngày nay, nhiều thuốc có cấu trúc hóa học như dẫn xuất của salicylat, pyrazolon, indol, oxicam, propionic... ở mức độ khác nhau đều có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Vì thế, chúng được gọi là thuốc chống viêm phi (không) steroid (CVKS hoặc CVPS) để phân biệt với các glucocorticoid (có nhân sterol). Trừ dẫn xuất của anilin như paracetamol, phenacetine chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng chống viêm.

 Tổng hợp prostaglandin và cơ chế tác dụng của thuốc ức chế COX2.

Tác dụng chống viêm

Thuốc tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân; chỉ ở liều cao thuốc mới có tác dụng kháng viêm; thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.

Thuốc ức chế sinh tổng hợp prostagladin (PG) do ức chế cyclo - oxygenase (COX) làm giảm sự tổng hợp PGE2 và F1 là những chất trung gian hóa học của phản ứng viêm.

Bằng kỹ thuật phân tử ở thập niên 1990, người ta đã xác định được sự khác nhau giữa hai chất COX1 và COX2, tuy có cùng trọng lượng phân tử và có 60% acid amin giống nhau nhưng lại tìm thấy ở những vị trí khác nhau trong tế bào. Chỉ có COX2 hầu như không có mặt trong các tổ chức bình thường mà được tạo ra do cảm ứng, chủ yếu tại các tổ chức viêm. Vì thế, sự an toàn của thuốc kháng viêm phụ thuộc khả năng ức chế chuyên biệt, ức chế ưu thế hay ức chế chọn lọc men COX2. Những thuốc thế hệ sau tác dụng phụ giảm nhiều so với loại cổ điển.

- Thuốc làm bền vững màng lysosom, ngăn cản các enzym của lysosom phân giải trong quá trình thực bào nên ức chế quá trình viêm.

- Thuốc đối kháng với các chất trung gian hóa học của quá trình viêm như ức chế di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên – kháng thể...

Riêng nhóm salicylat còn làm tăng giải phóng steroid nên làm tăng tác dụng kháng viêm.

Tác dụng chống viêm của các thuốc rất khác nhau. Nếu lấy aspirin làm chuẩn thì voltarel, flubiprofen, indomethacin có tác dụng mạnh gấp 10 lần; naproxen, piloxicam, piprofen mạnh gấp từ 3,9 - 6,5 lần.

Tác dụng hạ sốt

Thuốc không tác dụng lên nguyên nhân gây sốt nên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Thuốc không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi và không tác dụng lên quá trình sinh nhiệt. Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ chế gây sốt vì ức chế COX2 làm giảm tổng hợp PG, lập lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.

Tác dụng giảm đau

Thuốc có tác dụng tốt với các chứng đau do viêm như viêm khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng... Các thuốc CVPS do làm giảm sự tổng hợp PGE2 nên làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác với các tác nhân gây đau của phản ứng viêm như histamin, serotonin...

Tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu

Các thuốc CVPS ức chế men thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 cho tiểu cầu nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu.

Tóm lại, các thuốc chống viêm giảm đau đều có phản ứng phụ là kích ứng dạ dày nên phải uống lúc no, một số thuốc có chống chỉ định cho các trường hợp bị hen phế quản, bị suy chức năng gan... nên khi sử dụng cần có sự tư vấn của cán bộ y tế sẽ an toàn và có hiệu quả hơn.   

 

                                                                  Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Lực lượng thú y huyện Lạc Sơn kiểm soát dịch bệnh gia súc tại chợ thị trấn.
Được sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho trường Trung cấp Y tế Hoà Bình.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số đơn vị cắt băng khai trương cơ sở điều trị.

Nhiễm enterovirus ở trẻ sơ sinh

Bệnh do nhiễm Enterovirus, hay còn gọi là Enterovirus không gây bại liệt (EV) là bệnh lý trầm trọng và là vấn đề sức khỏe quan trọng ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong.

Thời tiết chuyển mùa, người cao tuổi dễ mắc, tái phát bệnh đường hô hấp

Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.

4 bài thuốc dân gian sơ cứu rắn cắn

Tai nạn do rắn cắn thường gặp trong khi đi rừng, làm rẫy, làm đồng hoặc do mưa bão gây ngập lụt... Đây là tai nạn bất ngờ khiến nạn nhân và người xung quanh lúng túng. Trong lúc thuốc chưa có trong tay, thầy chưa có tại chỗ, nếu sơ cứu đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và biến chứng. Bài viết sau xin giới thiệu một số kinh nghiệm dân gian sơ cứu và phòng rắn cắn để bạn đọc tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Trường trung cấp y tế Hòa Bình góp phần đáng kể vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh

(HBĐT) - Trong 50 năm xây dựng và phát triển, trường trung cấp Y tế Hoà Bình đã đào tạo được 13.224 cán bộ y tế thuộc các hệ: y sỹ đa khoa, y sỹ định hướng chuyên khoa, y sỹ y học dân tộc, điều dưỡng, hộ sinh, dược tá và dược sỹ trung cấp, nhân viên y tế thôn, bản; nhiều giáo viên được công nhận dạy giỏi các cấp. Nhiều cán bộ, học sinh công tác và học tập tại trường đã trưởng thành trở thành giám đốc, phóự giám đốc các đơn vị y tế, bác sỹ, dược sỹ đại học, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sỹ, thầy thuốc ưu tú...

Trường trung cấp Y tế Hòa Bình tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuyên sâu, đa ngành

HBĐT - Trường trung cấp Y tế Hòa Bình, tiền thân là trường cán bộ Y tế Hòa Bình, được thành lập vào tháng 9/1962. Qua nhiều giai đoạn với những tên gọi khác nhau; hiện nay, trường trực thuộc Sở Y tế tỉnh có nhiệm vụ đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực y tế bậc trung học và sơ học (dạy nghề) thuộc nhóm ngành sức khỏe phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân từ tuyến y tế cơ sở đến tuyến tỉnh. Qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, rất đáng tự hào, là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực y tế uy tín, có sức hấp dẫn đối với cộng đồng xã hội và ngành y tế địa phương.

600 người tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ngày 26/10, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ huyện Cao Phong đã tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2012. Đăng ký hiến máu có 600 người là ĐV-TN, CB, CNVC trên địa bàn huyện. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, đợt hiến máu đã diễn ra an toàn. Kết quả đã thu được 181 đơn vị máu, vượt 31 đơn vị máu so với kế hoạch giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục