Bệnh do nhiễm Enterovirus, hay còn gọi là Enterovirus không gây bại liệt (EV) là bệnh lý trầm trọng và là vấn đề sức khỏe quan trọng ở trẻ sơ sinh. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến tử vong.

 

Tỉ lệ tử vong do bệnh ở nhóm tuổi sơ sinh cũng được ghi nhận nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng lây nhiễm Enterovirus.

Nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh xảy ra vào 2 tuần lễ đầu đời

Nhiễm EV ở trẻ sơ sinh phổ biến vào những tháng hè và đầu mùa thu. Khoảng 60 - 70% số trẻ bệnh chẩn đoán được trong 10 ngày đầu sau sinh do lây nhiễm từ mẹ trong lúc sinh. Mẹ mang thai bị bệnh thường biểu hiện sốt do bệnh tiêu hóa, hô hấp trong vòng 2 tuần trước sinh có thể truyền virút cho trẻ khi sinh ra. Nhiễm trùng bào thai hiếm gặp nhưng nặng và gây tử vong. Nhiễm trùng chu sinh tại các phòng dưỡng nhi được cho là đường lây lan quan trọng ở trẻ sơ sinh. Lây nhiễm EV sau sinh cũng thấy thường xảy ra vào khoảng thời gian đỉnh điểm của mùa dịch, nhiều nguồn lây từ trong bệnh viện đến cả bên ngoài, sau khi trẻ xuất viện khỏi khoa dưỡng nhi bao gồm mẹ, người thân khác trong gia đình và cả nhân viên bệnh viện.

Sốt là triệu chứng sớm nhất

Những nghiên cứu hồi cứu cho thấy đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh phải nhập viện, chiếm đến 53 - 63% những trường hợp nhập viện vì sốt. Sốt là triệu chứng duy nhất của bệnh, một số trẻ có thêm những biểu hiện không đặc hiệu khác như kích thích, lơ mơ, bú kém, nôn ói, tiêu chảy, phát ban và những dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp trên. Nhiều trường hợp được chọc dò tủy sống vì sốt đã phát hiện có viêm màng não, dù vậy không có dấu chứng lâm sàng nào giúp phân biệt được trẻ có hay không bị viêm màng não.

Đặc điểm tổn thương đa cơ quan nặng

Bệnh nhiễm EV nặng ở trẻ sơ sinh là hội chứng tổn thương đa cơ quan gồm viêm gan, viêm não màng não, viêm cơ tim, rối loạn đông máu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi. 2 bệnh cảnh lâm sàng chính là hội chứng viêm não tim gồm viêm cơ tim nặng kèm theo suy tim và viêm não màng não và hội chứng viêm gan xuất huyết, gồm viêm gan nặng kèm theo suy gan và rối loạn đông máu nội mạc lan tỏa. Hội chứng đầu tiên thường do virút Coxsacki nhóm B, còn hội chứng thứ 2 do Echovirus 11. Những triệu chứng gồm sốt, nhiệt độ thay đổi, kích thích, lơ mơ, giảm trương lực cơ, bú kém, nôn ói, bụng trướng, ngưng thở, co lõm, rên rỉ và phát ban. Dấu hiệu thần kinh có thể gặp là cổ  gượng, thóp phồng. Khi diễn tiến đến tổn thương não biểu hiện lơ mơ, co giật và dấu hiệu thần kinh khu trú. Triệu chứng viêm cơ tim gồm tim to, kích thước gan to hơn, kém tưới máu, suy tim ứ huyết, toan chuyển hóa, và loạn nhịp tim. Những dấu hiệu lâm sàng của tổn thương gan nặng gồm gan to, vàng da, tăng men transaminase và tăng bilirubin máu. Sự kết hợp lâm sàng của đông máu nội mạc rải rác và những dấu hiệu nhiễm trùng huyết do bội nhiễm vi trùng làm không thể phân biệt được với bệnh lý khác. Trẻ bị viêm phổi có khi phải cần thở máy. Suy thận, xuất huyết nội sọ, xuất huyết thương thận, viêm ruột hoại tử và tăng tiết ADH không thích hợp cũng có thể xảy ra.

Những thay đổi cận lâm sàng gồm dịch não tủy hiện diện nhiều tế bào, X-quang phổi có hình ảnh thâm nhiễm, tăng bilirubin máu, tăng bạch cầu và tăng men gan transaminase. Viêm gan nặng có thể gặp do nhiễm Echovirus hoặc có thể xảy ra cùng với viêm cơ tim và những tổn thương khác trong bệnh nhiễm virút Coxsacki nhóm B. Viêm gan nặng thường là hậu quả do nhiễm Echovirus 11, ở trẻ sơ sinh còn ghi nhận Echovirus các nhóm huyết thanh 6, 7, 9, 14, 17, 19 và 21 cũng gây tổn thương đáng chú ý ở gan, hoại tử nhiều và suy gan nặng. Viêm cơ tim sơ sinh thường do nhóm Coxsackievirus nhóm B type huyết thanh từ 2 - 5.

Chưa có thuốc đặc trị

Điều trị hội chứng nhiễm trùng EV ở trẻ sơ sinh nhằm hướng về các tác nhân có liên quan với triệu chứng. Cấy dịch cơ thể tìm vi trùng và virút đồng thời dùng ngay kháng sinh diện rộng trong lúc chờ kết quả. Acyclovir sử dụng cho đến khi loại trừ nguyên nhân HSV. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là nâng đỡ. Truyền tĩnh mạch gammaglobulin đã được báo cáo qua các nghiên cứu cỡ mẫu nhỏ nhưng chứng cớ hiệu quả chưa rõ ràng.

Khoảng 75% các trường hợp bệnh do EV ở trẻ sơ sinh có tiên lượng tốt với điều trị thông thường. Số còn lại gây biểu hiện toàn thân nặng như viêm não màng não, trụy tim mạch, viêm cơ tim hoặc viêm gan.

EV có mặt khắp nơi trong môi trường suốt mùa hè và mùa thu. Rửa tay cẩn thận vẫn là biện pháp có tác động mạnh nhất và hiệu quả nhất trong dự phòng lây lan bệnh ở trẻ sơ sinh.  

 

                                                               Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục