Niềm vui của chị Bùi Thị Mến (người đứng thứ nhất bên phải), xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) bên ngôi nhà 167.

Niềm vui của chị Bùi Thị Mến (người đứng thứ nhất bên phải), xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) bên ngôi nhà 167.

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, khi đã chính thức dọn vào ở trong ngôi nhà mới khang trang hơn 2 năm nay nhưng chị Bùi Thị Mến, xóm Định, xã Mãn Đức vẫn không giấu được niềm vui.

 

Chị Mến tâm sự: từ khi lập gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng, cuộc sống càng khó khăn khi 2 đứa con lần lượt ra đời và lớn lên theo từng bậc học của chúng. Diện tích canh tác ít khoảng 700 m2 và hơn 1.000 m2 vườn trồng mía, cuộc sống quanh năm thiếu thốn trong ngôi nhà xiêu vẹo, dột nát. Gia đình không biết đến bao giờ mới có được ngôi nhà mới nếu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ năm 2010, gia đình được vay 2 chương trình hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở với số tiền 18 triệu đồng. Từ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, ngôi nhà rộng trên 42 m2 được dựng lên ngay trên chính mảnh đất mà lâu nay gia đình vẫn sống trong ngôi nhà chật hẹp, dột nát với tổng trị giá trên 40 triệu đồng.

 

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương an sinh xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, xuất phát từ nhu cầu thực tế của đa số hộ nghèo và chính từ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của cả cộng đồng, Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo (Chương trình 167) ở tỉnh ta nói chung và huyện Tân Lạc nói riêng đã thành công hơn mong đợi.

 

Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: Hầu hết các ngôi nhà thuộc Chương trình 167 đều được xây dựng kiên cố, có diện tích rộng từ 24 m2 trở lên với số tiền hỗ trợ từ Nhà nước là 8,4 triệu đồng và mức vay ưu đãi từ NHCSXH 8 triệu đồng/hộ. Điều đáng ghi nhận hơn, từ Chương trình 167 là việc hỗ trợ đã đến tay đối tượng  được thụ hưởng chính sách của Nhà nước. Thông qua đó đã tạo thêm nhiều niềm vui cho mọi đối tượng người nghèo khắp các địa phương.

 

Trong 4 năm thực hiện Chương trình 167, trên địa bàn huyện Tân Lạc với dư nợ tín dụng đạt 18 tỉ đồng đã giúp cho 1.264 hộ gia đình nghèo chưa có nhà và những hộù nhà tranh tre, dột nát không có khả năng làm mới, sửa chữa, nay được xây dựng, có nhà ở vững chắc để ổn định cuộc sống.

 

Niềm vui của người nghèo được hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà ở đã phản ánh khá toàn diện về hiệu quả và tính nhân văn của Chương trình 167 đối với xã hội. Đặc biệt, nhờ có cơ chế, chính sách và cách làm phù hợp, sát với tình hình thực tế tại các địa phương, chương trình đã đạt được kết quả ngoài mong đợi cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như sự đặc biệt quan tâm của cả cộng đồng đối với các đối tượng người nghèo.

 

 

                                                                   Đinh Thắng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục