Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết tỉnh tư vấn điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết tỉnh tư vấn điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

(HBĐT) - Ông Trần Hồng Quân, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế) cho biết: Do các yếu tố môi trường, lối sống… ở nước ta hiện nay, trong khi tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp... lại gia tăng đến mức báo động.

 

Tỷ lệ tử vong do các BKLN tăng từ 44,71% (năm 1976) lên 60,13% (năm 2007). Hiện tại, tỷ lệ tử vong do BKLN tăng gần gấp 4 lần so với bệnh lây nhiễm. Ở tỉnh ta, tình hình mắc các BKLN như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có xu hướng gia tăng mạnh. Chưa có số liệu thống kê số mắc trong cộng đồng nhưng qua khám sàng lọc đã phát hiện tỷ lệ mắc BKLN cao/tổng số người đến khám. Cụ thể, tại phường Chăm Mát (TPHB), trong tổng số 498 người đến khám có 239 người bị tăng huyết áp và có các yếu tố nguy cơ về tim mạch. Năm 2012, Bệnh viện Nội tiết tỉnh thực hiện khám sàng lọc tại bệnh viện cho 2.086 người; đã có 700 người mắc đái tháo đường, 64 người tiền đái tháo đường, 314 người có nguy cơ cao. Qua khám sàng lọc cho 1.386 người tại cộng đồng đã có 111 người mắc, 524 người tiền đái tháo đường, 921 người có nguy cơ cao.

 

Ông Trần Thế Hưng, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh cho biết: Có đến 65% bệnh nhân không biết mình bị mắc bệnh. Khi đến khám thì bệnh đã ở thể nặng và có các biến chứng. Đặc biệt, bệnh không chỉ tập trung ở những người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. Không ít trường hợp ở lứa tuổi 25 – 30 đã mắc bệnh. Đáng chú ý là qua khám tại các xã vùng sâu, xa như: Mường Chiềng (Đà Bắc), Lạc Hưng, Lạc Sỹ (Yên Thủy)… có không ít trường hợp mắc và có nguy cơ đái tháo đường cao, tăng huyết áp.

 

Các bệnh không lây nhiễm gây ra những tác động trầm trọng về KT-XH thông qua việc làm tăng chi phí y tế và giảm năng suất lao động. Trong khoảng 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008  toàn thế giới có 63% là do BKLN. Với tốc độ phát triển của các BKLN cùng với dân số đang có xu hướng già đi, số ca tử vong hằng năm dự đoán sẽ còn tăng đáng kể. Trước tình hình đó, Sở Y tế đã tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia về tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư. Trong đó, tập trung thiết lập hệ thống tổ chức, chỉ đạo, kiện toàn Ban chủ nhiệm từng chương trình; tập huấn chuyên môn; khám sàng lọc, cung cấp trang thiết bị, quản lý bệnh nhân. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị và từng tuyến. Xây dựng mạng lưới quản lý tại trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mỗi trạm phân công 1 cán bộ chuyên trách. Chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp tục củng cố các hoạt động tại phòng khám ngoại trú tăng huyết áp; thành lập đơn vị điều trị tại bệnh viện các huyện, thành phố. Tổ chức 14 lớp tập huấn về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp cho 284 cán bộ y tế; tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán và đọc đái tháo đường cho 40 lượt cán bộ của BVĐK tỉnh và BVĐK huyện, thành phố. Tổ chức 10 đợt khám sàng lọc tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch cho 5.000 người tại 10 xã, phường của 6 huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Đà Bắc, Kỳ Sơn và TPHB, đồng thời quản lý 765 bệnh nhân tăng huyết áp. Cung cấp 5 máy đo huyết áp thủy ngân, 20 máy đo huyết áp điện tử cho 10 trạm y tế tổ chức khám sàng lọc. Đối với bệnh ung thư đã tổ chức 17  lớp đào cho cán bộ y tế; 30 lần giám sát tại các huyện, thành phố. Thành lập đoàn, tổ chức khám sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ ≥ 40 tuổi tại xã Tây Phong (Cao Phong).

 

Mặc dù đã có những hoạt động can thiệp nhưng nhận thức của người dân về các BKLN còn hạn chế. Theo Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Trần Thế Hưng: Các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường ở giai đoạn đầu thường không có các biểu hiện khác thường lớn nhưng có thể dễ dàng phát hiện khi đến cơ sở y tế khám. Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới, BKLN là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Vì vậy, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ. Tự trang bị cho mình kiến thức phòng, tránh. Khi mắc bệnh phải điều trị kịp thời, đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Nên uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, có chế độ ăn uống, luyện tập thể dục hợp lý, không hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia. Hiện nay, Sở Y tế đang tiến hành thu thập các tài liệu để thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh: “Điều tra thực trạng, xác định các yếu tố nguy cơ và đề xuất mô hình quản lý bệnh không lây nhiễm tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc”. Trong năm 2013, Sở sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về các BKLN.

 

                                                                   Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục