Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc trao đổi kỹ năng truyền thông về bệnh tan máu bẩm sinh với cán bộ dân số các xã, thị trấn.
(HBĐT) - Hiện nay, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ huyện Đà Bắc là 1,98, tốc độ tăng dân số được khống chế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn gần 1%, tỷ lệ sinh con thứ 3 luôn dưới 5%... Tuy nhiên, chất lượng dân số của huyện đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia).
Theo kết quả lấy máu xét nghiệm học sinh THPT có độ tuổi tiền hôn nhân trên địa bàn có tới 17% trong tổng số 1.051 người được xét nghiệm mang gen bệnh. Khi cả bố và mẹ mang gen bệnh, nguy cơ sinh ra con mắc bệnh nặng cao vì di truyền cho con mang hai gen bệnh của cả hai người. Bệnh tan máu bẩm sinh có những biểu hiện như nặng thì trẻ sau khi sinh bị thiếu máu, vàng da, biến dạng xương (thể hiện rõ ở khuôn mặt) và các dấu hiệu khác, nhất là chậm phát triển về thể chất, chiều cao, cân nặng
Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ, nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng về tim, gan, hệ thống nội tiết và chết sớm. Điều trị bệnh này khá nan giải, nếu bệnh nặng và vừa thì phải truyền máu, thải sắt suốt cuộc đời mà việc này đòi hỏi chi phí cao, tốn kém, hiệu quả lại không cao, cộng với nữa là tuổi thọ thấp. Chi phí dụng cụ, khám bệnh mất khoảng 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hầu hết những gia đình có người mắc bệnh kinh tế khó khăn. Nhưng nếu được điều trị tốt một số trường hợp chỉ sống đến hơn 20 tuổi, không được điều trị chỉ sống dưới 10 tuổi. Điều đáng nói là nếu được chữa trị kéo dài sự sống, người bệnh cũng chỉ còn cách sống chung với bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất là nam, nữ mang gen ẩn bệnh tan máu bẩm sinh không kết hôn với nhau. Nếu đã kết hôn cần theo dõi chặt chẽ và sàng lọc trước sinh vì đứa trẻ sinh ra bình thường chiếm 25%, tuy nhiên, việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh rất tốn kém và nhiều tai biến.
Từ những khó khăn đó, việc tuyên truyền các đối tượng thanh niên, vị thành niên về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh của bệnh tan máu bẩm sinh là cần thiết. Từ năm 2012, mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia” được triển khai tại 9 xã, đến nay, mô hình được nhân rộng ra 11 xã, thị trấn còn lại. Mỗi xã, thị trấn đã thành lập được 3 CLB tiền hôn nhân, mỗi CLB có khoảng 15-20 thành viên là các đối tượng vị thành niên, thanh niên và những người quan tâm đến bệnh thalassemia. CLB sinh hoạt định với nội dung tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh và CSSKSS/KHHGĐ. Xã Toàn Sơn có 3 CLB đặt tại xóm Phủ, xóm Cha và xóm Chúc Sơn, Tân Sơn. ông Lý Xuân Tý, Chủ nhiệm CLB tiền hôn nhân xóm Cha cho biết: Từ khi CLB được thành lập, không chỉ có thành viên trong CLB mà người dân trong xã đã hiểu được nguyên nhân và hậu quả của bệnh thalassemia, nhận thấy việc xét nghiệm trước khi kết hôn là rất quan trọng để phòng, tránh bệnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên tại cộng đồng thông qua các hoạt động như treo pa nô, phát tờ rơi, tuyên truyền qua hệ thống TT-TH huyện, lồng ghép vào các cuộc họp. Các xã, thị trấn cũng phát huy hiệu quả của hệ thống loa, đài thôn, xóm, huy động CTV dân số và các hội, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, vận động theo nhóm, vận động trực tiếp tại hộ gia đình. “Với mục tiêu 70% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung phòng bệnh thalassemia và CSSKSS/KHHGĐ, huyện tiếp tục huy động các cấp, chính quyền và tổ chức chính trị cùng vào cuộc nhằm cải thiện chất lượng dân số góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH” - Bà Quản Thị Biên, Giám đốc TT DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc khẳng định.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) năm 2013 được tổ chức vào tháng 8 với chủ đề "Chung tay hỗ trợ bà mẹ NCBSM". Đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc thực hiện “10 bước NCBSM thành công”.
(HBĐT) - Ngày 16/8, huyện Kỳ Sơn tổ chức Hội thảo chủ đề “Nói không với mất cân bằng giới tính khi sinh” và biểu dương học sinh giỏi con gia đình sinh con 1 bề là gái thực hiện tốt chính sách DS – KHHGĐ. Theo thống kê của Trung tâm DS – KHHGĐ huyện Kỳ Sơn, năm 2010 tổng số trẻ sinh ra toàn huyện là 484, trong đó tỷ lệ bé trai/bé gái là 104,2%; tương tự như vậy năm 2011: 562 và 121,2%; năm 2012: 753 và 108%; ước của năm 2013 tổng trẻ được sinh là gần 600, tỷ lệ giới tinh khi sinh là 105%.
(HBĐT) - Ngày 15/8, tại AP Plaza, BQL Dự án hỗ trợ năng lực thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (VNM8P03), T.Ư Đoàn, Quỹ Dân số LHQ phối hợp tổ chức diễn đàn sự tham gia của VTN/TN và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản VTN/TN. Tham dự diễn đàn có 120 thanh niên đến từ các tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn và Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 15/8, tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân Lạc, Trung tâm phòng- chống HIV/AIDS tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông phòng- chống HIV/AIDS cho 40 CTV đang công tác tại các hội, đoàn thể trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - “Nếu biết hoa quả bày bán ở chợ ngâm tẩm hóa chất thúc chín nhanh tôi sẽ không mua về ăn” - Đó là câu trả lời rành rọt của chính đối tượng Nguyễn Thị Thắm vừa bị tổ công tác Đội Cảnh sát PCTP về môi trường, Công an TPHB bắt quả tang tàng trữ 150 hộp hoá chất thúc hoa quả chín tại gia đình ở tổ 24, phường Phương Lâm. Mỗi hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ 10 lọ chất lỏng (5 g/lọ). Đây là loại hoá chất không được phép lưu hành tại Việt Nam do Trung Quốc sản xuất. Loại thuốc này có hiệu lực cao, tăng chín nhanh cho hoa trái, quả bóng đẹp, tươi, cải thiện thực chất quả.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tập huấn công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội năm 2013 cho 204 học viên thuộc các huyện Yên Thuỷ, Cao Phong, Kỳ Sơn và thành phố Hoà Bình. Đối tượng tham gia lớp tập huấn là cán bộ LĐ-TB&XH các xã, phường, thị trấn; trưởng các thôn, xóm.