Lực lượng kiểm tra liên ngành tại chốt kiểm dịch huyện Mai Châu kiểm dịch gia cầm vận chuyển ra, vào địa bàn.

Lực lượng kiểm tra liên ngành tại chốt kiểm dịch huyện Mai Châu kiểm dịch gia cầm vận chuyển ra, vào địa bàn.

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 2088/QĐ – TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, các lực lượng hữu quan của tỉnh như Công an, Thú y, QLTT đã quyết liệt vào cuộc, phối hợp chặt chẽ trong việc đấu tranh ngăn chặn vận chuyển gia cầm nhập lậu vào địa bàn.

 

Công an tỉnh với vai trò nòng cốt chỉ đạo các đơn vị liên quan gồm phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường, phòng CSGT đường bộ, Công các huyện, thành phố đã tiến hành điều tra, trinh sát, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo ATTP trên địa bàn. Trong 9 tháng đầu năm, phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) đã lập chiến công tiêu biểu như phát hiện 300 con gia cầm, trọng lượng gần 6 tạ đang trong quá trình xuống hàng ở khu vực chợ Bãi Nai (Kỳ Sơn). Chủ hàng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Gần đây nhất, Đội Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an thành phố Hòa Bình) trong khi tuần tra, kiểm soát đã phát hiện 1 xe ô tô vận chuyển gia cầm đi hướng từ Phú Thọ đến địa phận xã Yên Mông có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm soát trên xe có 200 con gà lông trắng đã có chứng nhận kiểm dịch, tuy nhiên, chủ xe đã tự ý tháo gỡ kẹp chì niêm phong sản phẩm gia cầm nhằm trốn tránh kiểm dịch động vật tại chốt và tiếp tục thu mua thêm sản phẩm gia cầm không đủ điều kiện để kiếm lời. Hành vi trên đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

 

Cùng thời gian này, ngành NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan thú y tăng cường kiểm tra tại các chợ và cơ sở giết mổ nhằm phát hiện và xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch khống, giả. Đồng thời, kiên quyết và xử lý nghiêm đối với các cán bộ tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Ngoài ra, trong trường hợp buộc phải xử lý tiêu hủy, cơ quan thú y có trách nhiệm phối với với cơ quan liên quan tiêu hủy đối với gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu bị tịch thu.

 

Tình hình vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép còn được kiểm soát chặt thông qua hoạt động của các lực lượng phối hợp trực chốt kiểm dịch. 9 tháng qua, cán bộ, chiến sỹ công an, thú y, QLTT đã duy trì trực 24/24 giờ tại 10/10 chốt kiểm dịch động vật thực hiện việc tiêu độc, khử trùng cho hơn 2.500 lượt xe ô tô, gần 16.000 lượt xe máy, gần 5.400 con dê và chó, hơn 2.300 con trâu, bò, gần 78.000 con lợn. Riêng kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm, các chốt đã kiểm soát trên 532.000 con gia cầm và hơn 2 triệu quả trứng. Đáng chú ý có 25 vụ vi phạm trốn tránh kiểm dịch, không có giấy kiểm dịch, xử phạt vi phạm hành chính 30,5 triệu đồng.

 

Đồng chí Vũ Xuân Cương – Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh đánh giá: Với nỗ lực kiểm soát, ngăn chặn tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu của các lực lượng đã bước đầu góp phần phục hồi sản xuất, phát triển chăn nuôi gia cầm và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Cũng trong 9 tháng, lực lượng QLTT đã thành lập tổ công tác độc lập kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh gia cầm tại thành phố Hòa Bình và 2 cơ sở kinh doanh gia cầm tại huyện Kỳ Sơn chuyên nhập gia cầm từ tỉnh ngoài về bán buôn trên địa bàn, đồng thời kiểm tra 1 cơ sở tư nhân có trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Lương Sơn. Kết quả kiểm tra cả về thủ tục kiểm dịch và thực hiện chế độ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng đều được hộ kinh doanh đáp ứng so với quy định.

 

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục