Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

(HBĐT) - Trong 2 ngày 31/10 và 1/11, tại huyện Kim Bôi, Bộ LĐ- TB&XH tổ chức hội thảo “Thực trạng hệ thống trợ giúp xã hội tại Việt Nam và hướng phát triển”. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu đến từ các cục, vụ, viện, bộ, ban, ngành Trung ương; các đại biểu khách quốc tế; tham gia hội thảo có lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH.

 

Theo thống kê, tính đến hết tháng 6, cả nước có hơn 2,6 triệu người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội. Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành khoảng 6.000 tỷ đồng để chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Ngoài ra, các đối tượng còn được trợ giúp nhà ở, y tế, giáo dục, học nghề và vay vốn tạo việc làm... Tuy nhiên, hội thảo cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo trợ xã hội, nhất là trong chăm lo đời sống của người khuyết tật vẫn còn nhiều khó khăn, những đối tượng thuộc diện nghèo; điều kiện giáo dục, đào tạo nghề cho người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế, kỳ thị; số lượng trẻ em khuyết tật đến trường và mù chữ vẫn còn nhiều; người khuyết tật có mức thu nhập thấp, tiếp cận các công trình giao thông và công cộng rất khó khăn; đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội, giáo dục, giúp đỡ, chăm sóc người khuyết tật còn thiếu và hạn chế về chuyên môn.

 

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung hỏi đáp và thảo luận về các vấn đề như: đâu là lỗ hổng chính sách trong hệ thống hiện hành; tương lai hệ thống trợ giúp xã hội mà Việt Nam mong muốn; những công việc phải làm; mục tiêu của trợ giúp xã hội; các nguyên tắc chủ yếu; các hợp phần của trợ giúp xã hội; tính đồng bộ, liên kết ngành và kế hoạch xây dựng đề án cải cách trợ giúp xã hội... Các đại biểu cũng được nghe tham luận về hệ thống chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam; bài học từ trường hợp của Việt Nam giai đoạn 2008- 2013 (những thách thức trong quá trình tích hợp, lồng ghép chính sách trợ giúp xã hội); những phát hiện trong nghiên cứu về thực trạng hệ thống chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam; định hướng trợ giúp xã hội trong các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác trợ giúp xã hội; Kinh nghiệm của Indonesia trong thiết kế chính sách trợ giúp xã hội...

                                                                                  

 

 

                                                                        Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục