Cần thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng, chống dịch bệnh nói chung và các bệnh cúm A nói riêng. Ảnh chụp tại bếp ăn tập thể trường PTDTNT tỉnh.

Cần thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng, chống dịch bệnh nói chung và các bệnh cúm A nói riêng. Ảnh chụp tại bếp ăn tập thể trường PTDTNT tỉnh.

(HBĐT) - Dịch cúm nhóm A (H1N1, H5N1, H7N9) ở Trung Quốc và trong nước đang diễn biến hết sức phức tạp. Chỉ tính riêng hơn 1 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã ghi nhận 151 trường hợp mắc mới, 16 người tử vong, nhiều hơn so với số lũy tích của cả năm 2013; tỷ lệ chết/mắc là 21%.

 

Nước ta đã có 12 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm, 10 tỉnh đã công bố dịch, trong đó có các tỉnh ở phía Bắc như Lào Cai, Nam Định. Hai trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 ở tỉnh Bình Phước, Đồng Tháp đều đã  tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc cúm đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Trên địa bàn tỉnh, năm 2013 đã ghi nhận 3 trường hợp mắc cúm A (H1N1) ở huyện Lạc Thủy, 1 ca tử vong. Dịch cúm gia cầm H5N1 đã từng xảy ra ở huyện Lương Sơn, TP. Hòa Bình với trên 1.000 con gia cầm bị tiêu hủy.

        

Trước tình hình đó, ngày 14/2/2014, BCĐ Phòng, chống dịch cúm gia cầm quốc gia đã phê duyệt "Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người". Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với dịch. BCĐ Phòng, chống dịch bệnh tỉnh họp ngày 17/2 cũng đã thông qua Kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh. Theo nhận định của BCĐ tỉnh, căn cứ vào tình hình, đặc điểm dịch tễ của bệnh thì nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào nước ta cũng như tỉnh ta và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, bởi, bệnh cúm A do nhiễm chủng vi rút cúm có nguồn gốc từ gia cầm. Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi, có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền từ người sang người. Hiện, chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng. Vì vậy, BCĐ đã xây dựng 4 tình huống cụ thể nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Trong đó, tình huống 1: khi chưa có trường hợp bệnh trên người; tình huống 2: có các trường hợp nhiễm trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người; tình huống 3: phát hiện các trường hợp nhiễm cúm lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ; tình huống 4: dịch bùng phát lan rộng ra cộng đồng.

           

Ông Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay, chúng ta đang ở trong tình huống 1. Do đó, các biện pháp chính là tăng cường hoạt động của BCĐ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm các cấp; chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương. Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; giám sát tại các địa phương có nguy cơ cao. Các cơ sở KCB chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc cách ly, thu dung, điều trị bệnh nhân. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân cúm A. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giám sát, lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản bệnh phẩm và chẩn đoán, điều trị cho cán bộ phòng, chống dịch, xét nghiệm, điều trị các tuyến. Tích cực truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng. Kiện toàn các đội chống dịch, đội cấp cứu cơ động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch 24/24h. Thời điểm hiện nay, người dân không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng về dịch cúm A. Việc cần làm là thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch một cách tích cực. BCĐ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, xã cùng phối hợp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao trong phòng, chống dịch bệnh.  

          

Để phòng, chống dịch cúm A (H1N1, H5N1, H7N9), ông Lê Xuân Hoàng khuyến cáo: Người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với gia cầm. Tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc chết. Không ăn thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín. Rửa sạch các dụng cụ nấu ăn đã chạm vào thịt sống trước khi sử dụng lại. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc. Ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật ốm, chết, không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm chết, thấy xác chim hoang dã, chim nuôi tại nhà chết cần thông báo cho cơ quan thú y và y tế lấy mẫu xét nghiệm. Khi bị sốt cao, ho có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để điều trị kịp thời.

 

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Các hộ nghèo xã Hợp Châu (Lương Sơn) nhận quà Tết Giáp Ngọ 2014 do Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Công ty dược Hanvet trao tặng.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.
Trao bằng mừng thọ cho các hội viên cao niên năm 2014.
Người dân chỉ lựa chọn thịt lợn đã được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng để phòng bệnh liên cầu lợn và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

Nhìn lại việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo quản lý ngành Y tế

(HBĐT) - Đề án thí điểm tuyển chọn cấp trưởng, cấp phó một số đơn vị sự nghiệp Nhà nước được UBND tỉnh ban hành theo QĐ số 07/QĐ-UBND ngày 7/1/2013. Theo đó, Sở GD&ĐT và Sở Y tế là 2 đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiện trong năm 2013. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, thời điểm tiến hành thực hiện, Sở GD&ĐT không có vị trí lãnh đạo cần thi tuyển nên chỉ có Sở Y tế triển khai thực hiện theo đề án.

Chủ động phòng, chống các dịch bệnh

(HBĐT) - Chiều 17/2, BCĐ Phòng, chống dịch bệnh tỉnh đã tổ chức cuộc họp cho ý kiến vào kế hoạch phòng, chống các dịch bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2014. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Xây dựng mô hình đa dịch vụ nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư cho Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh

(HBĐT) - Sáng 17/2, tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Cục phòng chống HIV/AIDS đã có buổi làm việc với cán bộ, bác sỹ Trung tâm về kết quả công tác năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS chủ trì buổi làm việc.

Xã Đồng Bảng thực hiện tốt việc phòng - chống đói, rét cho vật nuôi

(HBĐT) - Theo anh Hà Văn Đức, thú y viên xã Đồng Bảng (Mai Châu), toàn xã có 145 hộ chăn nuôi với 290 con trâu, bò. Nhờ chủ động trong quản lý, phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, đàn gia súc nuôi nhốt trong dân được bảo vệ, chăm sóc tốt, không có tình trạng trâu, bò chết đói, chết rét.

Chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm

(HBĐT) - Theo thông tin diễn biến mới nhất về dịch cúm gia cầm, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 2 người bệnh tử vong. Tại miền Bắc, tỉnh Bắc Ninh vừa công bố dịch, lại xuất hiện ở tỉnh Nam Định. Với điều kiện hàng hóa lưu thông lớn, yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột, tỉnh ta cũng không nằm ngoài nguy cơ xâm nhiễm và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm.

Phòng, chống bệnh sởi lan rộng

(HBĐT) - Bệnh sởi đang bùng phát thành dịch tại nhiều nơi tập trung ở các tỉnh, thành phố phía Bắc và lân cận với tỉnh ta như Sơn La, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu… với hàng nghìn ca mắc, trong đó đã có ca tử vong. Bệnh bùng phát cao nhất trở lại sau 3 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục