Người dân chỉ lựa chọn thịt lợn đã được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng để phòng bệnh liên cầu lợn và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

Người dân chỉ lựa chọn thịt lợn đã được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng để phòng bệnh liên cầu lợn và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

(HBĐT) - Trước Tết Nguyên đán ít ngày, Bệnh viện đa khoa tỉnh dồn dập tiếp nhận 3 ca bệnh mắc liên cầu khuẩn lợn rõ rệt với các triệu chứng: đau đầu, sốt cao, đại – tiểu tiện không tự chủ, xuất hiện các ban hoại tử trên da, ù tai, hôn mê sâu… Đó là các bệnh nhân Bùi Văn Tứa, 54 tuổi ở xóm Bái; Bùi Văn Tiên, 23 tuổi ở xóm Vó và Đinh Công Phong, 32 tuổi ở xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc). Bệnh nhân Bùi Văn Tứa do bệnh quá nặng nên đã tử vong sau khi đưa về nhà; anh Bùi Văn Tiên đến nay sau 1 tháng điều trị vẫn biểu hiện di chứng cứng cổ, ù tai, nghe kém.

 

Qua điều tra bệnh sử, trước khi nhập viện cấp cứu 4 ngày, ông Bùi Văn Tứa có mua lòng lợn, tiết canh về liên hoan gia đình, bạn bè. Cả 3 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn đều có tham dự trong bữa ăn này. Sau khi có kết quả chẩn đoán, xác định nguyên nhân của tuyến bệnh viện điều trị, Trung tâm YTDP tỉnh, Trung tâm YTDP huyện Tân Lạc đã tiến hành giám sát dịch tễ, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về VSATTP và bệnh liên cầu khuẩn lợn.

 

Theo bác sĩ Mai Đức Sỡi - Phó Giám đốc Trung tâm YTDP, bệnh liên cầu lợn ở người còn được gọi là bệnh lợn tai xanh trên người. Từ năm 2007 đến nay, bệnh có diễn biến tăng về số ca mắc trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh ta. Năm 2012, tỉnh ta không có ca mắc liên cầu lợn nhưng trước đó, năm 2011, đã có 1 bệnh nhân nguyên quán tại Hòa Bình phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Các nguyên nhân lây bệnh như ăn thịt lợn bệnh chưa qua nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là người bệnh sốt cao, xuất hiện các mảng xuất huyết dưới da, tiêu chảy…

 

Có một thực tế rất đáng lo ngại là nhiều người dân còn có thói quen ăn tiết canh sống, các loại thực phẩm chế biến từ lợn, thịt lợn không đảm bảo VSATTP như thịt chua, thịt tái, nem chạo nhiều trong nhân dân. Vào các dịp lễ, Tết, mùa lễ hội hay nhà có việc, các gia đình thường mua thực phẩm ở chợ không rõ nguồn gốc, hoặc mổ lợn tại nhà trong điều kiện dụng cụ sơ sài, môi trường giết mổ không sạch sẽ nhưng vẫn thoải mái đánh tiết canh mà không hề biết rằng trong tiết canh sống tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây nên bệnh tiêu chảy, lị, liên cầu khuẩn. Bên cạnh đó, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông gia súc, gia cầm cũng dễ dàng xâm nhập vào máu.

 

Từ đầu năm đến nay, Chi cục ATVSTP đã chủ động phối hợp với Trung tâm truyền thông GDSK và y tế xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người và một số bệnh nguy hiểm lây truyền qua thực phẩm khác, tổ chức các hoạt động giám sát các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở chế biến thực phẩm từ thịt lợn đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng chống bệnh. Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị Thú y tổ chức quản lý hoạt động giết mổ lợn an toàn trên địa bàn. Trung tâm YTDP tỉnh, các huyện, thành phố chủ động giám sát, phát hiện những trường hợp nghi mắc liên cầu lợn trên người tại cộng đồng, điều tra và tổ chức các biện pháp điều trị, phòng - chống bệnh.

 

Bác sĩ Mai Đức Sỡi – Phó Giám đốc Trung tâm YTDP khuyến cáo:  Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn, do vậy, người dân khi thấy các biểu hiện sốt cao, xuất huyết dưới da, nổi ban hoại tử trên người… cần đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định, điều trị sớm. Thời gian điều trị ca mắc bệnh liên cầu lợn kéo dài vài tuần, thậm chí là 2 – 3 tháng, chi phí tốn kém lên tới hàng triệu đồng/ngày. Người từng nhiễm liên cầu lợn vẫn có thể tái mắc nếu chủ quan khi tiếp xúc nguồn lây. Để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ, lựa chọn lợn ốm, chết, thịt không rõ nguồn gốc; sử dụng găng tay khi xử lý sản phẩm sống từ lợn; tuyệt đối không ăn thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và không ăn thịt lợn ốm, chết; đảm bảo các phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc khi giết mổ, tiêu hủy.

 

 

 

                                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục