Đại diện Bộ LĐ-TB&XH trao xe đạp cho trẻ em nghèo vượt khó tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn).  Ảnh: Đ.P

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH trao xe đạp cho trẻ em nghèo vượt khó tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn). Ảnh: Đ.P

(HBĐT) - Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2014 (15/5 - 30/6), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) trẻ em trong thời gian qua và những định hướng hoạt động nhằm xã hội hóa công tác BVCSGD trẻ em trong thời gian tới.

 

PV: Công tác BVCSGD trẻ em trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, xin đồng chí cho biết một số kết quả nổi bật?

 

Đồng chí Quách Thị Kiều: Thực hiện Chỉ thị số 55, ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác BVCSGD trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và  giáo dục trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác BVCSGD trẻ em, trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của của các ngành, đoàn thể của cộng đồng và mỗi gia đình nên công tác BVCSGD trẻ em đã đạt được một số kết quả nổi bật. Hiện tại, số trẻ em dưới 16 tuổi toàn tỉnh trên 219.000 trẻ, trong đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gần 2000 trẻ. Những năm qua, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có bước chuyển biến tích cực, được tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng,  phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và tinh thần, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên hòa nhập cuộc sống. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt trên 80%, từ năm 2005 đến nay, có gần 1000 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí, 500 trẻ tàn tật được tặng xe lăn, 100 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được cấp học bổng thường xuyên và đột xuất. Chỉ tính riêng năm 2014 đã có 456 trẻ được nhận đỡ đầu, 68 trẻ được nhận nuôi, 242 trẻ được hỗ trợ học tập, 250 trẻ được trợ cấp bằng chính sách của Nhà nước Số trẻ em phải lang thang, lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm từng bước được tư vấn và trợ giúp. Công tác phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Hôn nhân - Gia đình, các vụ việc xâm hại, buôn bán, ngược đãi trẻ em và các hành vi làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trẻ em được tăng cường; xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

 

Đồng thời, các cấp, ngành đã quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến trẻ em, tăng cường truyền thông vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nên nhận thức và trách nhiệm của người dân được nâng lên, các quyền cơ bản của trẻ em được thực hiện khá đầy đủ, góp phần ổn định và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em còn những hạn chế như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Quách Thị Kiều: Phải nói rằng, chúng ta có một hệ thống từ chủ trương, pháp luật, chính sách đến cơ chế tổ chức để vận hành công tác BVCSGD trẻ em khá đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Thời gian qua, tuy có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhưng sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể chưa thật thường xuyên, liên tục. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn cao, ngoài ra còn có 26.046 trẻ sống trong hộ gia đình nghèo, 1.628 trẻ phải sống trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội Việc xây dựng môi trường sống an toàn thân thiện cho trẻ ở một số địa phương chưa đạt kết quả cao, chỉ tiêu của năm 2013 có trên 71% xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em mới chỉ đạt 59,04%. Đặc biệt, vào dịp hè khi nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ tăng lên thì càng thấy được tình trạng thiếu và yếu các điểm vui chơi tập trung, lành mạnh.

 

Cùng với đó, một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến  thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp đến vùng núi, sâu, xa. Việc quản lý  trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thiếu chặt chẽ, việc phát hiện, can thiệp sớm các đối tượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại chưa kịp thời, để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em, gia đình và xã hội.

 

PV: Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em, tỉnh phương hướng hoạt động như thế nào nhằm huy động sự vào cuộc của các cấp, chính quyền và xã hội trong công tác BVCSGD vệ trẻ em?

 

Đồng chí Quách Thị Kiều: Nhằm huy động sự vào cuộc của các cấp, chính quyền và xã hội trong công tác BVCSGD trẻ em, tỉnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thường xuyên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác BVCSGD trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em đến năm 2015 và chương trình hành động đến năm 2020 nhằm giáo dục kiến thức, kỹ năng, biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cộng đồng xã hội, gia đình và cho bản thân các em. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác BVCSGD trẻ em. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVCSGD trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội; hàng năm, chỉ đạo các địa phương tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực: Tháng hành động vì trẻ em , Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu và diễn đàn trẻ em các cấp

 

Đồng thời, có biện pháp tối ưu, kịp thời ngăn chặn, giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại thân thể, bị lạm dụng sức lao động và các hành vi buôn bán, bạo lực đối với trẻ em. Thực hiện tốt chính sách trợ cấp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và phòng ngừa trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Thực hiện đầy đủ các chính sách hiện có đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo nhất là trẻ em nghèo vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Kiện toàn bộ máy tổ chức bộ máy một cách đồng bộ, bố trí cán bộ có đủ điều kiện, năng lực, phẩm chất làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương, cơ sở, hình thành mạng lưới cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xóm, bản.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí !

 

 

 

                                                                  Hồng Nhung (TH)

 

 

                                          

 

Các tin khác

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn luôn được hưởng các ưu đãi về giáo dục, y tế. Ảnh: Các cháu trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) trong giờ vui chơi.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến tại hội trường.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Không có hình ảnh

Hỗ trợ 160 triệu đồng làm nhà Đại đoàn kết

(HBĐT) - Ngày 22/5, Uỷ ban MTTQ phường Đồng Tiến đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà "Đại đoàn kết" cho hộ gia đình nghèo trên địa bàn phường.

Tăng cường các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh ta có khoảng 15.000 trẻ được sinh ra. Trước đây vài năm, tỉnh ta nằm trong top 10 toàn quốc về có tỷ số mất cân bằng GTKS cao. Tuy tỷ số chênh lệch GTKS đã giảm dần theo từng năm nhưng tính chất giảm chưa mang tính bền vững, thực tế còn nhiều gia đình vẫn muốn sinh thêm con thứ 3 là con trai, đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng GTKS ở tỉnh ta.

Cảnh báo tình trạng đuối nước gia tăng vào mùa hè

(HBĐT) - Mới chớm hè nhưng trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra các vụ chết đuối thương tâm. Theo số liệu của Công an tỉnh, chỉ tính riêng trong tháng 4, toàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ đuối nước, làm 3 người chết tại TPHB và các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn gồm cả người lớn và trẻ em. Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, gần như tất cả các vụ đuối nước ở trẻ em đều xảy ra vào mùa hè.

Báo Tiền Phong tặng 25 suất quà cho cựu TNXP

(HBĐT) - Ngày 21/5, tại Tỉnh đoàn, đoàn công tác của Báo Tiền Phong đã có buổi gặp mặt, tặng quà các cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014).

Tập huấn điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động

(HBĐT) - Ngày 20/5, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động năm 2014. Tham gia lớp tập huấn có thành viên BCĐ Điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động; lãnh đạo và điều tra viên của phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố.

Triển khai chương trình “Vì trái tim và nụ cười trẻ thơ”

(HBĐT) - LĐLĐ tỉnh vừa ban hành Công văn số 363/LĐLĐ ngày 5/5/2014 về việc triển khai Chương trình “Vì trái tim và nụ cười trẻ thơ”. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ phẫu thuật tim và phẫu thuật hở môi vòm miệng là con CBCCVC-LĐ dưới 16 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật hở môi vòm miệng đã khám sàng lọc, có chỉ định phẫu thuật của cơ quan y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục