Điểm cung cấp dịch vụ thú y xã Liên Hòa (Lạc Thủy) có vị trí thuận tiện để người dân tiếp cận và đón nhận.

Điểm cung cấp dịch vụ thú y xã Liên Hòa (Lạc Thủy) có vị trí thuận tiện để người dân tiếp cận và đón nhận.

(HBĐT) - Các điểm cung cấp dịch vụ thú y được khởi điểm hình thành từ năm 2011. Với sự hỗ trợ của Dự án PSARD (chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh), điểm cung cấp dịch vụ trên các địa bàn vùng sâu, xa, cao của tỉnh đang tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với loại hình dịch vụ thuận tiện, đa dạng và chất lượng.

 

Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm khá mạnh với khoảng 250 con trâu, bò, gần 1.000 con lợn, chưa kể hàng nghìn con gia cầm nuôi trong dân. Ông Bàn Văn Sơn -  một hộ chăn nuôi ở đây cho biết: So với khi chưa ra đời điểm cung cấp dịch vụ thú y, điều kiện cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho vật nuôi ở các hộ gia đình được cải thiện nhiều. Khi vật nuôi ốm, bệnh, thay vì phải tìm đến nhờ thú y viên đến kiểm tra, chẩn đoán rồi về tận trung tâm huyện để mua thuốc chữa, ông chỉ việc đến thẳng điểm cung cấp dịch vụ có bảng biển chỉ dẫn rõ ràng vừa được tư vấn miễn phí, vừa mua luôn được loại thuốc cần thiết chữa cho gia súc, gia cầm.

 

Qua khảo sát thực tế, hầu hết các hộ dân đã tiếp cận với điểm cung cấp dịch vụ thú y ở địa bàn nhận xét rằng các điểm này từ khi ra đời đã mang đến cho họ nhiều lợi ích. Cụ thể 88% người dân tại xã có điểm được phỏng vấn hài lòng với điểm dịch vụ, 71% người dân cho rằng tập huấn và nâng cao chất lượng các điểm giúp họ giải quyết các khó khăn trong chăn nuôi như dịch bệnh, thiếu kiến thức… Hiện toàn tỉnh đã thành lập được 130 điểm dịch vụ thú y trên 191 xã và được lựa chọn đặt ở những địa bàn vùng khó, giao thông đi lại không thuận tiện. Theo đồng chí Trần Tiến Trường – Phó Chi cục Thú y, trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn nhiều hạn chế, các điểm cung cấp dịch vụ thú y có ý nghĩa không nhỏ góp phần phát triển sản xuất của người dân. 3 năm gần đây, Dự án PSARD căn cứ và nhu cầu từ phía người dân đã hỗ trợ thực hiện mô hình, đồng thời hỗ trợ cho các điểm một số trang thiết bị cơ bản và tăng cường năng lực chuyên môn cho các cán bộ điểm thông qua các lớp tập huấn thực hành với phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

 

Đến nay, 130/130 điểm cung cấp dịch vụ đã được trang bị bộ dụng cụ thú y và sách cẩm nang về phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Trong 2 năm 2012 – 2013, 100% đội ngũ phụ trách các điểm cung cấp dịch vụ toàn tỉnh đã được tập huấn nâng cao kỹ năng chẩn đoán và điều trị một số bệnh mới trên đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên ngành tuyến tỉnh hỗ trợ chuyên môn cho các điểm, đặc biệt trong các chiến dịch tiêm phòng và dập dịch, hướng tới quy trình hoạt động thường xuyên và bền vững. Về tủ thuốc tại các điểm đã duy trì tốt việc cung cấp tới người dân các loại thuốc thiết yếu theo nhu cầu nhằm trị các bệnh cho gia súc, gia cầm như tiêu chảy, cúm,… với trị giá thuốc bình quân 3,2 triệu đồng/tủ.

  

Qua kiểm tra, giám sát, toàn tỉnh hiện có 51 điểm có thu nhập trung bình trên 2 triệu đồng/tháng, các điểm còn lại có thu nhập dưới 2 triệu đồng từ các dịch vụ thú y. Các điểm được thành lập tại các xã khó khăn đã giúp cán bộ thú y xã chủ động điều hành, quản lý và tổ chức cung cấp các dịch vụ ở địa phương theo quy chế rõ ràng, phục vụ lợi ích cộng đồng. Đồng chí Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn (Tân Lạc) khẳng định: Từ khi thành lập điểm dịch vụ thú y, cán bộ phụ trách điểm đã chủ động tham mưu với UBND xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi. Trước đây, hễ người nào biết cán bộ thú y xã thì gọi tới khám, chữa cho con vật bị ốm, giờ có biển “Điểm dịch vụ thú y” treo ngay cổng UBND xã, ai cũng nắm bắt và tiếp cận được.

 

Các điểm cung cấp dịch vụ thú y hoạt động hiệu quả đang ngày càng tăng lên, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập nông thôn một cách bền vững. Ước tính, 60% số con vật mắc bệnh trên địa bàn xã đã được cán bộ phụ trách điểm trực tiếp thăm khám và chữa trị. Tỷ lệ người dân gọi gọi cán bộ thú y đến chẩn đoán và điều trị khi phát hiện vật nuôi mắc bệnh là 80%, tỷ lệ người dân có nhu cầu tư vấn chiếm 70%.

                                                                              

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Các đối tượng chính sách nhận trợ cấp tại Ban CHQS thành phố Hòa Bình.
Kho bạc Nhà nước tỉnh gửi tặng nhiều vở viết cho các học sinh nghèo vượt khó tại xã Phúc Sạn (Mai Châu).
Cho trẻ tham gia các lớp năng khiếu là cách mà nhiều phụ huynh lựa chọn để quản lý các cháu mỗi khi kì nghỉ hè đến.
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn trao giải nhất cho đội thị trấn Kỳ Sơn. Ảnh: Hồng Duyên.

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

(HBĐT) - Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ đầu năm 2009. Đây là chính sách có liên quan mật thiết đến cải thiện điều kiện việc làm, về lâu dài đảm bảo an sinh xã hội, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm, thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa người thất nghiệp trở lại thị trường lao động.

Áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ các nước vùng Trung Đông

Bắt đầu từ ngày 1-7, Bộ Y tế sẽ triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ các nước vùng Trung Đông tại ba sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

Cấp trên 504.000 thẻ BHYT

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các huyện, thành phố đã cấp 504.343 thẻ BHYT cho các đối tượng được NSNN đảm bảo, bao gồm 429.685 người dân tộc thiểu số, 57.196 người nghèo, 3.751 người cận nghèo được hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT và 2.930 người cận nghèo được hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ BHYT, 6.337 người cao tuổi và 4.984 đối tượng BTXH.

5 tháng, 4 người tử vong vì bệnh dại

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, trong 5 tháng đầu năm tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp. Toàn tỉnh ghi nhận 1.026 người bị chó nghi dại cắn đi tiêm phòng bệnh dại, tăng 68,2% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, huyện Lương Sơn 23 người, Kim Bôi và Tân Lạc mỗi huyện 172 người, Lạc Thủy 47 người, Lạc Sơn 161 người, Yên Thủy 187 người, Kỳ Sơn 59 người, TPHB 33 người, số người tiêm tại Trung tâm YTDP tỉnh 172 người.

Tập huấn nghiệp vụ trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng người tâm thần

(HBĐT) - Trong 9 ngày từ 23/6- 2/7, Sở LĐ- TB&XH tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng năm 2014. Tham dự lớp tập huấn có 67 học viên là cán bộ LĐ-TB&XH, cán bộ Phụ nữ, Đoàn thanh niên các xã, thị trấn trên địa bàn 2 huyện Kỳ Sơn, Yên Thuỷ và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.

Tôn vinh 29 tập thể, cá nhân trong phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Sáng 24/6, tại trường Trung cấp Y tế Hoà Bình, BCĐ vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hoà Bình tổ chức lễ tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền và trực tiếp tham gia hiến máu tình nguyện và thực hiện kế hoạch hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục