Ngày 27-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng phải tuân thủ đúng hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin sởi- Rubella, cũng như quy định, quy trình tiêm chủng an toàn. Các Sở Y tế cần tổ chức ngay việc tập huấn bổ sung cho các cán bộ y tế, bảo đảm chỉ những cán bộ được tập huấn, có kỹ thuật thuần thục mới được tham gia tiêm chủng.
Công văn cũng nêu rõ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cấp chính quyền, nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh tích cực đưa con em đi tiêm chủng vắc-xin sởi – Rubella, tổ chức tốt các buổi tiêm chủng, cung cấp thông tin cần thiết, đầy đủ về chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – Rubella, những lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh sởi – Rubella. Cán bộ y tế cần giải thích kịp thời cho các bậc phụ huynh về các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm để phụ huynh yên tâm tiếp tục hưởng ứng đưa con đi tiêm chủng.
Đồng thời tổ chức các điểm tiêm chủng một cách hợp lý, cử cán bộ đến các cơ sở y tế để giám sát, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong việc thực hiện tiêm chủng an toàn và xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng kịp thời.
Trước đó, vào giữa tháng 10, cán bộ tiêm chủng tại điểm tiêm Trường mầm non Sao Mai (phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tiêm nhầm nước cất thay vì vắc-xin cho 60 trẻ. Cán bộ tiêm chủng khi lấy vắc-xin chỉ thấy các ống dung dịch hồi chỉnh, không để ý các lọ vắc-xin nằm ở đáy phích nên lầm tưởng các ống này là loại vắc-xin mới. Vì thế, cán bộ đã tiêm nước hồi chỉnh mà không có vắc-xin. Khi cán bộ giám sát phát hiện thiếu sót thì 60 cháu đã được tiêm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Cao Lãnh đã chỉ đạo đình chỉ công tác đối với cán bộ mắc thiếu sót trên. Ngay sau đó, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã cùng chính quyền địa phương tổ chức họp để công bố sai sót trên với người dân, đồng thời giải thích về mặt chuyên môn việc tiêm nhầm nước cất không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Lãnh đạo Sở Y tế cũng nhận trách nhiệm về vấn đề này và xin lỗi các gia đình có trẻ bị tiêm nhầm.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đây là lần đầu tiên xảy ra việc tiêm nhầm nước cất thay vì vắc-xin. Số trẻ nói trên đã được tiêm vắc-xin sởi-Rubella dưới sự giám sát của các phòng chuyên môn của Sở Y tế Đồng Tháp. Việc tiêm luôn vắc-xin sởi- Rubella cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu, hiện sức khỏe các cháu được tiêm tốt, không có bất thường.
Từ tháng 9-2014 đến tháng 6-2015, ngành y tế triển khai tiêm vắc-xin phối hợp sởi - Rubella cho toàn bộ trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên toàn quốc. Chiến dịch được chia thành ba đợt: Đợt một tiêm cho trẻ 1-5 tuổi vào tháng 9 và 10-2014; đợt hai dành cho trẻ 6-10 tuổi vào tháng 11 và 12-2014; Đợt ba tiêm cho trẻ 11 đến 14 tuổi vào tháng 1 và 2-2015. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện tại các trạm y tế hoặc các trường học.Tính đến ngày 24-10, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tiến hành tiêm vắc xin sởi - Rubella cho khoảng 4,5 triệu trẻ, kết quả cho thấy vắc-xin bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Theo Báo ND
(HBĐT) - 9 tháng qua, toàn huyện Cao Phong có 683 trẻ được sinh ra, trong đó có 388 bé trai và 295 bé gái, chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh là 131,52%, đây là con số báo động đối với ngành dân số huyện.
(HBĐT) - Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/ QĐ-TTg, toàn tỉnh có 18.309 hộ theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được hỗ trợ làm nhà ở với tổng số vốn huy động 491,9 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 22/10, BQL Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai hợp phần BHYT. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/10, Thành đoàn Hòa Bình, Huyện đoàn Cao Phong và Hội từ thiện Hoa Hướng Dương (Hà Nội) đã tổ chức chương trình tặng quà cho các hộ gia đình nghèo tại 2 xã Yên Lập và Yên Thượng (Cao Phong).
(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội (PCBXH), đến hết tháng 8, tại 133 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố có 1.881 bệnh nhân tâm thần, 903 bệnh nhân động kinh, 162 bệnh nhân trầm cảm. Đây chưa phải là số liệu trong toàn tỉnh mà chỉ tại các địa phương nằm trong Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ). Dự án được triển khai trong những năm qua và đạt kết quả nhưng dường như khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng.
(HBĐT) - Cách đây 2 năm, mỗi khi đến phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, chị Bùi Kim T. luôn giấu mặt trong chiếc khẩu trang kín mít, chỉ hở ra đôi mắt, dù là người quen cũng khó có thể nhận ra. Chị chia sẻ: “Rất ngại gặp người quen. Thậm chí ngại cả ánh mắt của những người không quen nhìn thấy mình đi ra từ phòng khám này”.