Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu thảo luận tại Hội trường

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu thảo luận tại Hội trường

(HBĐT) - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phát biểu đóng góp vào Dự án Luật các đại biểu Quốc hội đề nghị Luật cần được xây dựng theo hướng quy định mở rộng các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội; Cần quy định chế tài chặt chẽ đảm bảo khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội hiện nay. Đồng thời cần có quy định rõ ràng để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp nợ, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội và không còn tài sản để giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động.

 

Phát biểu tại Hội trường vào Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình bày tỏ quan điểm đồng tình với một số ý kiến của các đại biểu đã phát biểu và nhất trí bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội như đã được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2. Chính sách khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như đã được quy định tại Điều 87. Đại biểu nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 90 của dự thảo luật, cụ thể như sau: Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Tiến sỹ Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội có nêu chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, hay được gọi đầy đủ là chi phí hành chính quản lý các chế độ bảo hiểm xã hội là vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị của hệ thống bảo hiểm xã hội của mọi quốc gia với tiêu chí đánh giá chung về hiệu quả, hiệu năng nhằm đạt được mục tiêu, chi phí thấp nhất, chất lượng tốt nhất. Khi nghiên cứu luật tại Khoản 2, Điều 90 có quy định về nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi quản lý bảo hiểm xã hội hàng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Về nội dung này, tôi hoàn toàn thống nhất với Ban soạn thảo là đối với thực tế Việt Nam thì việc chỉ sử dụng tiền sinh lời trong hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội, không sử dụng kinh phí từ quỹ là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn việc không quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm trích cho chi phí quản lý bảo hiểm là bao nhiêu. Nguồn trích từ việc đầu tư sinh lời là tôi nhất trí rồi, nhưng tuy nhiên tỷ lệ trích sẽ lấy trên tổng thu bảo hiểm xã hội hay xác định tỷ lệ trích theo phần trăm kết quả đầu tư tăng trưởng quỹ hoặc có thể quy định tỷ lệ trích mức cho phần đó là ở mức sàn, mức trần là bao nhiêu thì hiện nay là chưa được quy định ở trong thực tế.

 

Sau đây tôi xin đưa ra một số số liệu mà tôi có được:

Thứ nhất, trước khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành thì mức dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được tính là 4,5% trên tổng thu hàng năm. Năm 2006 là 3,6% trên tổng thu, năm 2007 là 3,43%, năm 2008 là 3,46%, năm 2011 là 2,8%, năm 2012 là 2,64%, năm 2013 là 2,34%. Có thể nói rằng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mô hình quản lý bảo hiểm xã hội. Việc thiết kế các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và khối lượng công việc quản lý năng lực của hệ thống quản lý. Mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin và kết quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, như số liệu tôi đã nêu ở trên về tỷ lệ phần trăm trích cho chi phí quản lý bảo hiểm xã hội đã thực hiện ít nhất từ năm 2006 tới nay đã 8 năm nên việc tổng kết, đánh giá xây dựng các cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam để xác định phạm vi biên độ của tỷ lệ phần trăm này là bao nhiêu để thể hiện trong luật theo tôi là hợp lý, cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi. Hơn nữa sự cần thiết và tính hợp lý của việc xác định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội luôn đòi hỏi phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch và quan trọng hơn cả là phục vụ cho mục tiêu phát triển đối tượng, mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và cung cấp dịch vụ chất lượng cho người hưởng thụ.

 

Thứ hai, về nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 90, cũng liên quan tới chi phí quản lý bảo hiểm xã hội. Hiện nay, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được chia làm 3 nhiệm vụ chi, đó là: Chi tuyên truyền, chi cải cách thủ tục và chi cho tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động của bộ máy. Tuy nhiên, theo tôi nên bổ sung thêm một tiêu chí đó là chi phục vụ đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như việc nâng cao trình độ để giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với hoạt động bảo hiểm xã hội là rất cần thiết. Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung chi cho bồi dưỡng trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm xã hội.

 

Liên quan tới Điều 93, Khoản 1. Trong Điều 93, Khoản 1 có nêu "Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật này". Vì vậy tôi rất băn khoăn, câu hỏi đặt ra là: Vậy việc quản lý và sử dụng quỹ được thực hiện theo quy định của luật này mà đây là cơ quan nhà nước thì việc quản lý và sử dụng quỹ có chi tiêu theo Luật ngân sách nhà nước hay không? Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội có mức chi phí của các cơ quan hành chính nhà nước khác hay không? Nếu không bằng thì cao hơn hay thấp hơn các cơ quan hành chính nhà nước khác và định mức chi phí cho việc quản lý và sử dụng quỹ này sẽ do cấp nào phê duyệt? Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc về mức chi cho quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội./.

 

 

 

                

                                   Bích Ngọc

 Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (tổng hợp)

 

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Cao Phong chuẩn bị vật tư nhằm cấp phát đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai hiện đại cho Ban DS/KHHGĐ các xã, thị trấn.
Không có hình ảnh
Quang cảnh hội nghị.
Đại diện các nhà hảo tâm trao quà cho các hộ dân.

Quản lý người tâm thần - khó khăn chồng khó khăn

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội (PCBXH), đến hết tháng 8, tại 133 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố có 1.881 bệnh nhân tâm thần, 903 bệnh nhân động kinh, 162 bệnh nhân trầm cảm. Đây chưa phải là số liệu trong toàn tỉnh mà chỉ tại các địa phương nằm trong Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ). Dự án được triển khai trong những năm qua và đạt kết quả nhưng dường như khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng.

Chuyển biến trong nhận thức của người nhiễm “H” - nhìn từ phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Cách đây 2 năm, mỗi khi đến phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, chị Bùi Kim T. luôn giấu mặt trong chiếc khẩu trang kín mít, chỉ hở ra đôi mắt, dù là người quen cũng khó có thể nhận ra. Chị chia sẻ: “Rất ngại gặp người quen. Thậm chí ngại cả ánh mắt của những người không quen nhìn thấy mình đi ra từ phòng khám này”.

Thu gom hơn 4,1 vạn bơm kim tiêm

(HBĐT) - Thông qua các kênh tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, cơ sở y tế... trong 9 tháng qua, toàn tỉnh đã phát trên 21.925 bao cao su (BCS) cho trên 5.339 lượt người nhiễm “H”; phát miễn phí gần 77.500 bơm kim tiêm, thu gom hơn 41.659 bơm kim tiêm với trên 15.087 lượt người nhận bơm kim tiêm.

Xã Thống Nhất (TP Hòa Bình): Chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thế Đừng, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) cho biết: Trong những năm qua, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em của xã đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này được nâng lên.

Quan tâm giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành LĐ-TB&XH, hiện toàn huyện Yên Thuỷ có 364 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và 2.873 trẻ là con hộ nghèo. Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Để tạo điều kiện cho các em được phát triển toàn diện như những bạn cùng trang lứa, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể có nhiều hoạt động thiết thực vì trẻ em.

Chú trọng công tác xét nghiệm virus Ebola

Ngày 20-10, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh do virus Ebola, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào mắc Ebola nhưng nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. Công tác xét nghiệm trong bối cảnh Ebola diễn biến phức tạp trên thế giới đang được chú trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục