Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 28/10, Quốc hội nghe Tờ trình về dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Báo cáo thẩm tra dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hộ tịch. Góp ý vào Dự thảo Luật các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Luật Hộ tịch. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình góp ý vào các nội dung cụ thể, đó là:

 

Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 5 của Dự thảo Luật. Tôi hoàn toàn thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật về việc quy định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký đối với một số sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, đất liền để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài khác sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận thấy các nội dung quy định tại Điều 5, Chương I đã thể hiện đầy đủ thẩm quyền về đăng ký hộ tịch, nếu gọi đầy đủ là đăng ký sự kiện hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung tại các Chương II, Chương III, theo tôi để ngắn gọn và tránh trùng lặp thì không nhất thiết phải nhắc lại những nội dung đã có ở Chương I. Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét, loại bỏ đi 5 điều thuộc Chương II, cụ thể là các Điều 13, 17, 19, 24, 32, quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi với công dân Việt Nam của Ủy ban nhân dân cấp xã. Vì các nội dung này đều đã được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Chương I.

 

Tương tự, xem xét, loại bỏ đi 5 điều thuộc Chương III, cụ thể là các Điều 35, 37, 39, 43, 51, quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con nuôi đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài. Vậy, theo tôi có thể giảm bớt được 10 điều của dự thảo luật mà không gây ảnh hưởng gì tới các nội dung, cũng như phạm vi điều chỉnh của luật. Vì các điều này không quy định điều gì mới so với nội dung của Điều 5, Chương I. Đồng thời, để đảm bảo tính logic, cần đổi tên các Mục 1, Chương III, hiện đang là "đăng ký khai sinh" thành "đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài", tương tự với các Mục 2, 3, 4.

 

Thứ hai, về việc cấp giấy khai sinh được quy định tại Điều 16, 36. Tôi thống nhất với loại ý kiến thứ nhất của các đại biểu Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh như các phân tích các đại biểu đã nêu. Tuy nhiên, về trách nhiệm đăng ký khai sinh và các thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại các Điều 15, 16.  Tôi cho rằng cần quy định cụ thể trong luật thủ tục và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi. Có thể nói, các nội dung về thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em đã được quy định và các trường hợp, kể cả trường hợp trẻ em ngoài giá thú bị bỏ rơi hoặc sinh theo phương pháp khoa học đã được quy định tại Khoản 1, Điều 16. Tuy nhiên, để đảm bảo chặt chẽ hơn nữa, Dự thảo Luật còn đưa ra Khoản 3, Điều 16 trong đó có nêu Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ chưa xác định một bên cha, mẹ trẻ sinh ra trong mang thai hộ. Theo tôi nên quy định chi tiết luôn cho các trường hợp này trong luật.

 

Đây là một dự án luật có phạm vi điều chỉnh vô cùng lớn, tác động đến mọi người dân theo suốt chiều dài cuộc sống và gắn với những sự kiện quan trọng nhất của đời người. Dự án Luật Hộ tịch có một vị trí quan trọng tạo một cơ chế thể hiện sự trân trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền con người, quyền công dân thiết yếu của mỗi cá nhân và sự cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp về việc ban hành bằng luật những vấn đề quyền con người. Vì vậy, tôi mong Ban soạn thảo bổ sung các quy định thật cụ thể và khả thi vào Chương VI về trách nhiệm cũng như các chế tài, các hình thức thanh tra, kiểm tra, xỷ lý đối với các cơ quan chức năng và các cá nhân có trách nhiệm, nếu để buông lỏng quản lý dẫn tới việc không đảm bảo các quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của các cá nhân mà đặc biệt việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ ngoài giá thú, trẻ lang thang cơ nhỡ để đảm bảo chấm dứt những hiện tượng như đã nêu ở trên.

 

 

                  

                                    Bích Ngọc

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Thực hiện)

 

 

 

 

Các tin khác

Đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em, tổ chức Vietnam Outreach (Australia), Sở LĐ, TB & XH trao xe lăn cho trẻ em tại huyện Tân Lạc.
Đại diện Ủy ban Hội LHTN huyện Kỳ Sơn bàn giao sân bóng chuyển cho xóm Nưa, xã Độc Lập.
Lãnh đạo huyện trao số tiền hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ gia đình bị cháy nhà.

Phấn đấu ổn định tỷ số giới tính khi sinh ở mức cho phép

(HBĐT) - Năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của huyện Kỳ Sơn là 104 bé trai /100 bé gái, là địa phương có TSGTKS ổn định của tỉnh. Tuy nhiên, 9 tháng năm nay, TSGTKS toàn huyện lại tăng đến 119 vượt mức cho phép (mức cho phép dao động từ 103 - 107 bé trai /100 bé gái). Vấn đề đó đặt ra nhiều thách thức đối với ngành dân số nói riêng, huyện Kỳ Sơn nói chung cần phải tích cực triển khai kế hoạch, hoạt động, trong đó tập trung vào công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Phấn đấu đến cuối năm 2014, TSGTKS của huyện đạt mức 107/100.

Lương Sơn: 95% trạm y tế tuyến xã có bác sỹ

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê cả ngành y tế huyện Lương Sơn, hiện toàn huyện có 19/20 xã có bác sỹ, đạt 95%, đạt tỷ lệ 4 bác sỹ/vạn dân.

Trích ý kiến thảo luận vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của đại biểu Nguyễn Thanh Hải

(HBĐT) - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phát biểu đóng góp vào Dự án Luật các đại biểu Quốc hội đề nghị Luật cần được xây dựng theo hướng quy định mở rộng các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội; Cần quy định chế tài chặt chẽ đảm bảo khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội hiện nay. Đồng thời cần có quy định rõ ràng để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp nợ, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội và không còn tài sản để giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động.

Báo động chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - 9 tháng qua, toàn huyện Cao Phong có 683 trẻ được sinh ra, trong đó có 388 bé trai và 295 bé gái, chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh là 131,52%, đây là con số báo động đối với ngành dân số huyện.

Toàn tỉnh có trên 1 vạn hộ nghèo khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ

(HBĐT) - Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/ QĐ-TTg, toàn tỉnh có 18.309 hộ theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 được hỗ trợ làm nhà ở với tổng số vốn huy động 491,9 tỷ đồng.

Triển khai hợp phần bảo hiểm y tế thuộc Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng

(HBĐT) - Ngày 22/10, BQL Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai hợp phần BHYT. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục