Gia đình anh Công rất khó khăn trong khi căn bệnh ung thư máu mà cháu Thức mắc phải cần phải điều trị liên tục và rất tốn kém. Gia đình họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Gia đình anh Công rất khó khăn trong khi căn bệnh ung thư máu mà cháu Thức mắc phải cần phải điều trị liên tục và rất tốn kém. Gia đình họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

(HBĐT) - Đó là trường hợp của cháu Bùi Nhật Thức, 7 tuổi, con của vợ chồng anh chị Bùi Văn Công và Bùi Thị Thia, ngụ tại xóm Tầm, xã Trung Hòa (Tân Lạc).

 

Cuối tháng 3, anh Công đến Báo Hòa Bình trình bày về hoàn cảnh của đứa con trai bị ung thư máu và mong được giúp đỡ. Theo địa chỉ anh Công cung cấp, chúng tôi đã về xã Trung Hòa và chứng kiến tình cảnh hết sức éo le của gia đình họ.  

Trong căn nhà sàn trống tuyềnh, trống toàng không có vật dụng giá trị, tài sản duy chỉ là chiếc tivi đen trắng, 2 tải thóc và mấy chiếc chăn ố màu. Anh Công cho biết, gia đình anh vốn thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Trung Hòa. Cưới nhau đến nay đã được 8 năm, nhưng vì không có nghề nghiệp ổn định lại không có đất để cấy, cày nên cuộc luôn túng thiếu. Cách đây hơn nửa năm anh vay tiền ngân hàng mua lại bộ khung nhà sàn cũ (vốn là nhà bếp của người ta) để dựng lại làm chỗ che mưa, che nắng, trước khi vợ sinh đứa con thứ 2. Nhưng niềm vui chẳng tày gang, vừa có được mái nhà lành lặn và đón chào 1 thành viên mới của gia đình cũng là lúc vợ chồng anh phát hiện ra cháu Bùi Nhật Thức, đứa con trai đầu lòng lên 7 tuổi bị ung thư máu.  

Mới bước sang tuổi 29 nhưng người đàn ông trụ cột trong gia đình này hiện rõ sự bươn trải với những nếp nhăn. Anh Công kể cho chúng tôi nghe về hai lần đưa con xuống Hà Nội điều trị: Lần thứ nhất, anh gom góp được 800.000 đồng đưa con đi chữa bệnh; xuống đó, anh đi bưng bê, rửa bát ở quán ăn cũng chỉ gắng gượng được 10 ngày vì tiền viện phí, thuốc men quá cao. Đưa con về nhà, nghe mọi người mách uống thuốc nam có thể khỏi, anh lặn lội hơn 60 km xuống Yên Thủy lấy thuốc. Nhưng uống thuốc bệnh tình chẳng thuyên giảm. Nhật Thức sốt, hạch nổi khắp người, chẳng có gì bán, anh cắm đất được 400.000 đồng rồi chạy vạy, xin anh em họ hàng đưa con đi viện. 50 ngày liên tục ở bệnh viện điều trị, số tiền chi phí trên 30 triệu đồng - một số tiền quá lớn đối với gia đình anh. Nhìn con ngày càng gầy yếu, tóc rụng mỗi ngày một nhiều mà lòng anh đau quặn.  

Lau nước mắt, chị Thia nghẹn ngào: “Bên nội, ngoại hoàn cảnh đều khó khăn, chỉ giúp được đợt đầu thôi. Nhà em giờ chẳng còn thứ gì để bán, trong khi bệnh của con đến tháng 4 anh chị phải đưa con lên viện để điều trị tiếp. Anh chỉ biết nhìn con thở dài: “Đến giờ, tôi thực sự đuối sức rồi, đi lại, thuốc thang, nuôi con ở nhà, đất đai cắm ký hết cho người ta. Tuy biết căn bệnh này coi “bệnh viện là nhà” và chưa có thuốc điều trị dứt điểm nhưng anh vẫn sẽ cố gắng chạy vạy, đi tìm sự giúp đỡ bởi anh có một niềm tin: “Bây giờ chưa có thuốc nhưng khoa học hiện đại lắm, biết đâu năm sau có thuốc chữa được”.  

Ông Đinh Hồng Phước, Trưởng xóm Tầm cho biết: Tuy thuộc diện hộ nghèo khó nhất xóm nhưng gia đình anh Công luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân. Trước đây, anh đi làm thuê, làm mướn cũng đủ tiền lo cơm nước qua ngày. Từ khi con bị bệnh hiểm nghèo, gia đình họ kinh tế vốn kiệt quệ nay càng kiệt cùng hơn. Thấy hoàn cảnh đáng thương của họ, bà con trong xóm tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng cũng đến thăm hỏi, giúp đỡ họ về vật chất. Các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ cũng hỗ trợ như: tặng chăn ấm, hỗ trợ tiền ăn Tết... Cháu Thức mắc bệnh hiểm nghèo nên phải đi điều trị liên tục và rất tốn kém. Gia đình họ đang rất cần sự giúp đỡ từ các ban, ngành, đoàn thể cũng như các nhà hảo tâm.  

                         

                                                                    

                                                       Cao Viết Đào

                                   (Lớp Báo in K31A1 – HVBC – TT)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục