Nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện dọn vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy là cách làm tích cực để phòng chống virus Zika lây lan - Ảnh: D.Hiền

Nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện dọn vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy là cách làm tích cực để phòng chống virus Zika lây lan - Ảnh: D.Hiền

9 giờ sáng nay (5.4), Bộ Y tế công bố đã có hai trường hợp nhiễm virut Zika tại Việt Nam, đều là nữ.

 

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, khởi phát bệnh ngày 26.3, xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM ngày 4.4.

 

Nữ bệnh nhân thứ hai 33 tuổi, cư trú tại phường thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM, khởi phát bệnh ngày 29.3, xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM kết quả dương tính hôm 2.4. Xét nghiệm tại Trường Đại học Nagasaki Nhật Bản cũng cho kết quả dương tính. Bệnh nhân đang mang thai 8 tuần tuổi, chồng từng công tác tại Malaysia. Chủng Zika mà bệnh nhân nhiễm được xác định là chủng đang lưu hành tại một số nước châu Á.

 

Bộ Y tế nhận định thời gian tới sẽ còn ghi nhận các ca mắc mới và đã đề nghị hai thành phố có ca mắc tăng cường giám sát dịch; triển khai các biện pháp sàng lọc vi rút Zika cho phụ nữ mang thai.

 

Cả hai ca bệnh Zika đầu tiên của Việt Nam đều ở tại cộng đồng, trong nội địa, không có tiền sử đi đến vùng có dịch. Triệu chứng bệnh nhẹ nhưng lo ngại nhất là nguy cơ gây bệnh đầu nhỏ với các bé là con của bà mẹ bị nhiễm Zika khi mang thai.

 

Virus Zika (ZIKV) được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng cùng tên ở Uganda bởi nhà khoa học Julius Lutwama.

Zika là loại virut RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm.

Virut Zika không gây tử vong, nhưng lại có tác hại nguy hiểm tới bà bầu và thai nhi. Người mẹ mang thai nhiễm Zik thì đứa bé sinh ra dễ bị tật đầu nhỏ, não bộ phát triển không bình thường.

Muỗi Aedes Aegypti được cho là thủ phạm lây lan Virut Zika.

Aedes Aegypti là loại muỗi rất nhỏ, có thể đốt người vào ban ngày mà không gây đau và không có nọc độc.

Điều nguy hiểm là Aedes Aegypti có chứa virus Zika có khả năng nhận ra mùi của con người nhanh chóng và chỉ thích hút máu người.

Muỗi Zika thường sống dưới sàn, đồ nội thất, trong những môi trường thiếu không khí, đặc biệt thích sống ở các vũng nước nhỏ ở các chậu cây cảnh trong nhà.

Theo Joe Conlon, phát ngôn viên của Hiệp hội Kiểm soát muỗi Mỹ, muỗi Aedes có thể sinh sản với lượng nước rất nhỏ, chẳng hạn như nắp chai nước ngọt, túi đựng đồ ăn nhẹ bỏ đi...

Dấu hiệu nhiễm virus Zika

Người bệnh nhiễm virut Zika có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.

Dấu hiệu này gần giống với bệnh sốt xuất huyết, có thể phân biệt như sau: So với sốt xuất huyết thì bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% không có biểu hiện bệnh. Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết thường nặng hơn, từ ngày thứ 2 có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam; nặng hơn có thể chảy máu nội tạng, trụy mạch, sốc, nguy cở tử vong rất cao.

Cách diệt muỗi, phòng tránh bệnh Zika

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai:

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika và khám thai định kỳ.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Đối với phụ nữ có thaitại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịchmà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện vi rút Zika.

Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thaiđể tránh lây truyền vi rút Zika cho mẹ và con.

 

 

                                                    Báo điện tử Hòa Bình (T.H) 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục