Do một số vấn đề vướng mắc nên bãi rác mới được xây dựng thay thế bãi rác trước đây vẫn chưa được sử dụng.
(HBĐT) - Bãi thu gom rác thải xã Tử Nê (Tân Lạc) được xây dựng từ năm 2007 tại xóm Chùa. Ban đầu, khu vực này ít dân cư sinh sống và chưa có các công trình phúc lợi xã hội. Thế nhưng, đến nay trường học được xây dựng cách đó khoảng 40 m và mật độ dân số ngày càng đông hơn. Để không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, xã Tử Nê đã xây dựng bãi thu gom rác thải mới và được bàn giao vào cuối năm 2015. Vì còn nhiều điều vướng mắc nên đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Tình trạng ô nhiễm ở bãi rác cũ đã gây bức xúc trong dân.
Người dân đốt rác để tạo áp lực cho xã ?
Chúng tôi đến tìm hiểu bãi rác xã Tử Nê (Tân Lạc) khi 2 người của HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Bình Minh đang phun nước dập lửa. Khói đen và mùi âm ẩm đặc trưng bốc lên khiến ai đi qua cũng phải nín thở. ông Đào Văn Tập, Giám đốc HTX cho biết: Trong 2 ngày qua, UBND xã Tử Nê và HTX phải cử người đến dập lửa do rác thải có nhiều túi nilon nên cháy âm ỉ. Để dập lửa, họ phải thuê cả máy xúc vào đào xới rác lên và phun nước. Cách đó 2 hôm, sau khi bị khói đen “tấn công” và gây mùi khó chịu. Hiệu trưởng trường mầm non xã Tử Nê Bùi Thị Dậu đã phản ánh với HTX và cầu cứu.
Bà Dậu cho biết: “Nếu không đốt thì chỉ có nhiều ruồi thôi. Còn khi đốt rác, gió thổi vào, mùi hết sức khó chịu. Các phòng học phải đóng kín cửa và chúng tôi hạn chế cho các con ra ngoài. Một số phụ huynh lo lắng đã cho con nghỉ học. Mong các cấp sớm cho di rời bãi rác này đến địa điểm mới để nhà trường và phụ huynh yên tâm cho con đi học”.
Bãi rác được xây dựng năm 2007 ở xã Tử Nê (Tân Lạc) nằm sát KDC và trường học cần được di rời trước nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
Được biết, từ khi đi vào hoạt động, giải pháp xử lý rác thải được cam kết là chôn lấp và phun thuốc khử mùi. ông Tập cho hay: Việc đốt rác không phải do HTX thực hiện mà do người dân đi chăn trâu đốt. Lý giải về việc đốt rác này, có người cho rằng là do ý thức. Có người lại cho rằng, người dân đốt nhằm tạo áp lực lên UBND xã để sớm chuyển rác thải vào bãi rác mới (đã xây dựng và bàn giao) nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Quách Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Tử Nê thừa nhận, việc tồn tại bãi rác ở cạnh KDC và trường học như hiện nay là rất bất cập. Người dân tự tiện đốt rác tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, sau khi nhận được phản ánh, xã đã huy động lực lượng vào dập lửa. Còn lý do bãi rác mới chưa hoạt động là do đường vào bãi rác mới thuộc diện tích đất nhà ông Vũ Văn ân, xóm Tân Hương 2. Trước khi thi công, để gia đình ông ân đồng ý cho mở đường, chủ thầu đã thỏa thuận sau khi hoàn thành công trình sẽ làm lại sổ đỏ cho gia đình ông ân. Tuy nhiên, bãi rác đã làm xong nhưng chủ thầu thất hứa, do đó, khi xe chở rác đến, ông ân không cho đi qua.
Vẫn còn vướng mắc
Qua ý kiến trao đổi của Chủ tịch UBND xã Tử Nê, chúng tôi đã gặp ông Vũ Văn ân để tìm hiểu thêm về vấn đề này. ông ân cho hay: Ngay từ khi chuẩn bị xây dựng bãi rác, tôi đã không đồng ý. Nếu xây dựng công trình phúc lợi thì tôi sẵn sàng hiến đất, còn bãi rác thì không. Còn việc thỏa thuận là do em trai ông đã thỏa thuận với chủ thầu trong thời gian ông về quê. Đến nay, bãi rác đã xây dựng xong, đường cũng đã làm vào đất nhà ông nhưng thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện. Hơn thế, ông cho rằng bãi rác mới nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng trăm hộ dân của xã Thanh Hối.
Bà Nguyễn Thị Loan, trưởng xóm Tân Hương 2 cũng khẳng định, ngay từ đầu, việc xây dựng bãi rác đã khiến người dân trong xóm và các xóm lân cận phản đối. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, đại diện của xóm đều phản ánh vấn đề này. Vị trí xây dựng mặc dù thuộc địa phận xã Tử Nê nhưng lại cách con suối của xóm Tân Hương không xa nên người dân lo lắng nguy cơ ngấm chất thải vào nguồn nước nơi có khoảng 300 hộ dân đang sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt. Thêm nữa, vị trí bãi rác được xây dựng hiện nay nằm gần khu vực nghĩa trang cũng gây ra tâm lý băn khoăn.
Bãi rác cũ đang nằm ở vị trí bất hợp lý, bãi rác mới được xây dựng chưa thể hoạt động do còn vướng mắc. Đó là thực tế đang hiện hữu ở xã Tử Nê (Tân Lạc) cần được các cấp, các ngành hữu quan quan tâm, xử lý.
Viết Đào (CTV)
(HBĐT) - Sáng 1/4, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo Chăm sóc người có công huyện Mai Châu tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho bà Hà Thị Thân, xóm Hịch, xã Mai Hịch. Dự lễ bàn giao có các đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch danh dự hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chăm sóc người có công tỉnh; lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy, UBND huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Hiện tại, Mai Châu là một trong những địa phương có tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT thấp trong toàn tỉnh với 44.084 thẻ/ 53.718 người, đạt 81,1%. Để hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 99% dân số vào năm 2020 theo kế hoạch của tỉnh, BCĐ thực hiện BHYT toàn dân huyện Mai Châu tiếp tục triển khai đồng loạt các nhóm giải pháp, trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, gắn việc thực hiện BHYT vào tiêu chí của công tác thi đua, tiêu chí văn hóa, xây dựng NTM; tổ chức tốt khám - chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người dân khám - chữa bệnh bằng BHYT... - Đồng chí Đặng Mai Sơn, Phó Bí thư TT huyện ủy Mai Châu cho biết.
(HBĐT) - Thời tiết đang chuyển giao bước vào mùa hè nắng nóng. Đây là môi trường thuận lợi, rất dễ phát sinh bệnh dại ở đàn chó, mèo, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người. Tuy nhiên, công tác phòng, chống loại bệnh này trên địa bàn huyện Lương Sơn đang gặp không ít khó khăn.
(HBĐT) - Ngày 31/3, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), năm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) 2015 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 30/3, đoàn công tác của Ban điều phối trung ương Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II (CPO) phối hợp với Ban quản lý (BQL) Dự án giảm nghèo tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Sơn đã có buổi làm việc với Ban phát triển xã Ngọc Sơn để kiểm tra việc triển thực hiện dự án trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Trong năm 2016, Kỳ Sơn là một trong hai huyện có tỷ lệ người tham gia BHYT thấp nhất tỉnh, trong đó, xã Yên Quang chỉ có 33% dân số tham gia BHYT, tỷ lệ tham gia thấp nhất huyện. Vậy vì sao Yên Quang không còn là xã đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo đa chiều chiếm 8,2% mà số người tham gia BHYT của xã lại thấp nhất huyện?