(HBĐT) - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Hợp Hòa (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm tổ sản xuất giấy dó thủ công tại thôn Suối Cỏ. Trong không gian nhỏ hẹp, những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo đang miệt mài sản xuất ra những tờ giấy dó truyền thống.

 

 

 

Công đoạn xeo giấy đòi hỏi người thợ phải lắc đều tay để cho ra tờ giấy đẹp, hoàn chỉnh.

 

Anh Nguyễn Văn Chúc, tổ trưởng tổ sản xuất giấy dó thủ công thôn Suối Cỏ cho biết: Nghề làm giấy dó có từ lâu đời, các cụ vẫn làm giấy dó để dùng trong việc thờ cúng nhưng do những biến động thời gian đã dần bị mai một. Năm 2006, được sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển làng nghề Việt Nam; Trung tâm phát triển Kinh tế - xã hội và môi trường cộng đồng (CSEED) tài trợ đã triển khai thực hiện mô hình làm giấy dó thủ công cho các hộ dân trong xóm nhằm hướng tới mục tiêu tạo nguồn thu gia tăng ổn định cho cộng đồng nghèo và bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống. Dự án đã được xây dựng với sự can thiệp, hỗ trợ nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng, đồng thời cải thiện những tài sản còn yếu kém, giúp cộng đồng phát huy tốt sức mạnh của mình, cải thiện và tạo thêm sinh kế, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói - giảm nghèo. Các hộ tham gia dự án được tập huấn sản xuất theo phương pháp cổ truyền của làng nghề Bắc Ninh, kỹ thuật làm giấy thủ công của Nhật Bản do các chuyên gia đến từ Nhật Bản hướng dẫn. Nguồn nguyên liệu chính là cây dướng, loại cây có sẵn trong tự nhiên. Với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cộng thêm sự khéo léo, chăm chút, tỉ mỉ của những người thợ, trải qua 36 công đoạn mới cho ra tờ giấy dó thành phẩm đạt yêu cầu. Sản phẩm giấy dó của người dân Suối Cỏ đã được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao và người dùng tín nhiệm. Giấy dó được sản xuất ở Suối Cỏ có độ dai, bền hơn, giá thành rẻ hơn nhiều và màu giấy hoàn toàn là màu tự nhiên nên khi gặp nước không hề bị phai màu và không bị mối hay gián nhấm như các loại giấy sử dụng màu hoá chất.

 

Trước đây, ngoài sản xuất giấy dó, tổ còn làm thêm các sản phẩm thủ công từ giấy dó như: đèn lồng, con vật, phong bì, sổ tay, bưu thiếp, tranh... Tuy nhiên do tiêu thụ sản phẩm khó nên hiện nay, cơ sở chỉ sản xuất giấy dó với 12 màu và họa tiết khác nhau. Giá cũng được chia thành nhiều loại tuỳ theo độ dày mỏng và họa tiết khác nhau từ 6.000 - 15.000 đồng /tờ. Hầu hết sản phẩm giấy dó được bán cho khách du lịch, những người biết và đã sử dụng. Tuy nhiên theo anh Chúc, để bảo tồn và phát triển nghề giấy dó thủ công hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn chính là đầu ra sản phẩm. Sản phẩm của chúng tôi quá ít người biết đến và không sử dụng phổ biến. Hiện nay, sản phẩm giấy dó được bày bán ở một số cửa hàng tại các địa điểm ở Hà Nội như: Phủ Tây Hồ, Đội Cấn, Triều Khúc, Điện Biên Phủ, Văn miếu Quốc Tử Giám, Đại học Bách khoa... và 1 điểm tại Trạm dừng nghỉ ở Tân Lạc. Do sản phẩm bán chậm nên hiện tại, tổ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, trong đó các đơn đặt hàng chủ yếu là khách nước ngoài. Bình quân mỗi tháng có 1 đơn đặt hàng từ 1.000 - 1.500 tờ, tùy theo độ dày mỏng và họa tiết khác nhau của tờ giấy có giá từ 6.000 - 15.000 đồng /tờ. Mỗi khi không có đơn đặt hàng, các hộ trong nhóm lại đi khai thác cây dướng về chế biến để chuẩn bị nguyên liệu sản xuất.

 

Chia tay chúng tôi, anh Chúc hồ hởi cho biết: Đợt này, tổ đang khẩn trương sản xuất giấy dó theo đơn đặt hàng với số lượng 1.500 tờ giá thành 8.000 đồng /tờ. Xong đơn này, chúng tôi tiếp tục sản xuất thêm 3 đơn đặt hàng với số lượng trên 2.000 tờ. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã đón gần 30 lượt đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và mua một số sản phẩm làm quà. Đây là tín hiệu mừng cho những người làm nghề và mong muốn bảo tồn, phát triển nghề làm giấy dó thủ công truyền thống. Xác định trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và làm thêm các sản phẩm thủ công khác. Để làm được cần có sự liên kết với các điểm du lịch, cửa hàng quảng bá sản phẩm đến đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc biết và sử dụng sản phẩm. Có như vậy, nghề sản xuất giấy dó thủ công truyền thống  thôn Suối Cỏ mới không bị mai một.

 

 

                                                                   Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục