(HBĐT) - Dù đã cung cấp bản Báo cáo kết quả quan trắc môi trường được thực hiện tháng 11/2019, nhưng theo đánh giá của đoàn thanh tra Cục Bảo vệ môi trường (BVMT) miền Bắc (Tổng cục Môi trường) thì nước thải từ quá trình sản xuất của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thuận Phát, địa chỉ tại thôn Tân Lý, xã Hào Lý - nay là xã Tú Lý (Đà Bắc) là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường tại suối Cái, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân địa phương và một số xã thuộc huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).
Do công nghệ sản xuất lạc hậu, hệ thống thu gom, xử lý nước thải không đảm bảo nên vẫn có một
lượng lớn nước thải trong quá trình xeo giấy của Công ty Thuận Phát được xả ra môi trường.
Công ty Thuận Phát: nước thải xả ra môi trường đảm bảo
Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thuận Phát tại Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Công ty Thuận Phát - PV) được đầu tư, đi vào hoạt động từ năm 2008. Sản phẩm chính của công ty là giấy đế xuất khẩu. Công suất thiết kế theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường là 12.000 tấn bột giấy/năm với 6 dây chuyền sản xuất. Trên thực tế, công ty chỉ đầu tư 4 dây chuyền sản xuất, đến nay, còn 1 dây chuyền hoạt động. Sản lượng thực tế năm 2019 khoảng 1.000 tấn bột giấy. Trong quá trình hoạt động, công ty sử dụng một lượng lớn hóa chất để phục vụ sản xuất cũng như xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường với 50 tấn phèn nhôm/năm, 3 tấn men vi sinh/năm, khoảng 90 tấn vôi bột (NaOH)/năm... Theo ông Bùi Trọng Tâm, Giám đốc công ty, do đầu ra của sản phẩm gặp khó khăn nên hiện công ty chỉ duy trì 1 dây chuyền sản xuất. Do vậy, mỗi ngày, khối lượng nước thải trong quá trình sản xuất trung bình khoảng 25 m3. Toàn bộ lượng nước thải này đều được thu gom xử lý trước khi xả ra môi trường, đảm bảo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Cột B là quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) và QCVN12-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. Cột B1 là các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Để chứng minh, ông Tâm đã cung cấp báo cáo mới nhất về kết quả quan trắc và kết quả thử nghiệm nguồn nước thải sau khi xử lý của công ty do Công ty CP Kỹ thuật và phân tích môi trường Hà Nội thực hiện tháng 11/2019. Báo cáo này nêu rõ giá trị hàm lượng các chỉ tiêu đã phân tích trong mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tại Công ty Thuận Phát đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và QCVN 12-MT:2015/BTNMT, cột B1. Theo đó, các chỉ số sinh hóa của nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường đều đảm bảo và nằm trong giới hạn cho phép. Thậm chí, hầu hết các chỉ số đều nằm... dưới ngưỡng giới hạn cho phép.
Chuyên gia và người dân: nước thải không đảm bảo
Mặc dù vậy, theo đồng chí Hoàng Văn Vy, Phó Cục trưởng Cục BVMT miền Bắc, trưởng đoàn thanh tra về việc chấp hành pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh, khi đến thanh tra, trực tiếp theo dõi, quan sát, nắm bắt thực tế hệ thống xử lý nước thải tại Công ty Thuận Phát đã khẳng định: nguồn nước thải từ Công ty Thuận Phát thải ra môi trường không đảm bảo. Qua kiểm tra thực tế nhận thấy hệ thống bể xử lý nước thải không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xử lý nước thải. Nước thải trong quá trình xeo giấy qua bể keo tụ ra môi trường không có hệ thống bể lắng, lọc. Bể xử lý dịch đen bằng men vi sinh sau ngâm ủ và xả qua bể keo tụ trước khi xả ra môi trường bị hư hỏng, xuống cấp. "Mức độ ô nhiễm như thế nào chúng tôi cần phải lấy mẫu phân tích. Còn qua quan sát, đánh giá trực quan có thể thấy nguồn nước thải của công ty xả ra môi trường tại điểm xả thải có sủi bọt, nước thải có màu nâu, bốc mùi. Đáng nói hơn, tại vị trí trước khi nước thải của quá trình ngâm ủ, xeo giấy thu gom vào bể keo tụ chúng tôi còn phát hiện 1 mương dẫn hở. Từ mương dẫn này, nếu đóng cửa xả vào bể keo tụ, tạo bông thì có thể xả nước thải trong quá trình xeo giấy không qua hệ thống xử lý thẳng ra môi trường” - đồng chí Hoàng Văn Vy cho biết thêm.
Trên thực tế, việc xả nước thải chưa đảm bảo ra môi trường đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, nhất là các hộ dân sống gần khu vực suối Cái. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lập, nhà ngay cạnh suối Cái bức xúc: Mỗi khi Công ty Thuận Phát xả thải thì nước suối Cái đổi màu đen như nước nhọ nồi, nổi bọt trắng xóa dọc theo dòng suối, bốc mùi rất khó chịu. Còn theo đồng chí Quách Công Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý, bức xúc trước tình trạng xả nước thải không đảm bảo ra môi trường của Công ty Thuận Phát, người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng, nhưng sự việc vẫn không được giải quyết triệt để. Vấn đề này, không chỉ người dân sống gần khu vực công ty mà người dân ở các xã Yên Sơn, Yên Lương (Thanh Sơn - Phú Thọ) cũng liên tục phản ánh, kiến nghị. Thậm chí UBND tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi Bộ TN&MT đề nghị giải quyết tình trạng ô nhiễm do Công ty Thuận Phát gây ra.
Qua tìm hiểu được biết, với hành vi gây ô nhiễm môi trường, năm 2017, Công ty Thuận Phát đã bị UBND tỉnh xử phạt 106 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty phải có biện pháp khắc phục ngay những vi phạm. Về phía Công ty cam kết và xây dựng phương án đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Theo phương án Công ty đưa ra là sẽ cải tạo các bể xử lý; xây mới một số bể xử lý; đầu tư, lắp đặt một số máy móc, thiết bị cũng như hợp đồng mua các loại hóa chất, men vi sinh cần thiết để phục vụ việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, phương án này vẫn bị Công ty phớt lờ, chưa triển khai thực hiện.
Để giải quyết tình trạng này, đồng chí Hoàng Văn Vy, Phó Cục trưởng Cục BVTM miền Bắc nhấn mạnh: Công ty phải có biện pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; cắt bỏ đường ống thoát nước xeo giấy ra môi trường không qua hệ thống xử lý. Rà soát lại tất cả các đường ống rò rỉ nước sạch vào hệ thống bể xử lý nước thải. Điểm xả nước thải ra suối Cái phải được cải tạo nổi trên mặt đất. Cải tạo lại bể xử lý dịch đen đáp ứng yêu cầu về BVMT...
Nước từ quá trình ngâm ủ nguyên liệu sản xuất bột giấy của Công ty Thuận Phát có màu nâu, bốc mùi chưa được xử lý triệt để đã xả ra môi trường.
P.V
(HBĐT) - Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 10 năm sau ngày về nơi ở mới, cuộc sống của người dân đã dần đổi thay nhưng vẫn còn đó những khó khăn…
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tày, Dao, Mường... Đặc biệt, huyện có diện tích lòng hồ sông Đà rộng lớn nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch này, Đà Bắc được xác định phát triển trở thành vùng trọng điểm của du lịch hồ Hòa Bình với những sản phẩm đặc trưng như: du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cuối tuần cho du khách khi vãn cảnh hồ Hòa Bình thơ mộng.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 11, Hội đồng thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng huyện Lương Sơn đánh giá thị trấn Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV với số điểm trung bình là 84/100 điểm. Như vậy, sau rất nhiều năm bền bỉ, nỗ lực, huyện Lương Sơn đang dần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thị trấn Lương Sơn và khu vực lân cận trở thành đô thi loại IV, 1 trong 2 mục tiêu quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định phải hoàn thành trong năm 2020.
(HBĐT) - Vậy là sau bao tháng năm đợi chờ, cầu Hòa Bình 3 sẽ chính thức hợp long, hoàn thiện, đưa vào lưu thông dịp Tết Canh Tý 2020. Cho dù muộn hơn nhiều so với kế hoạch, thế nhưng, đối với người dân TP Hòa Bình, được đi trên cây cầu mới cảm giác bâng khuâng hạnh phúc thật khó tả. Nhịp cầu kết nối những bờ vui, niềm mong ước bấy lâu của cả chính quyền và người dân giờ đã thành hiện thực. Thành phố lại tiếp tục khởi động những cây cầu mới nối hai bờ sông Đà, hướng tới bến bờ hạnh phúc trong hành trình phát triển mạnh mẽ sau này.
(HBĐT) - "Khi được mời về dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, cựu học sinh chúng tôi rất vui mừng. Từ miền Trung, miền Nam xa xôi chúng tôi khẩn trương tiến hành họp Ban liên lạc các tỉnh, lên phương án, kế hoạch, chuẩn bị hiện vật trưng bày để về thăm trường xưa. Tháng 10/2016, khi công trình "Bia kỷ niệm Trường Cán bộ dân tộc miền Nam” được khởi công xây dựng, chúng tôi đã dõi theo công trình từng ngày. Từ đó đến nay, chúng tôi đã có nhiều lần ra Bắc, về thăm Lạc Thủy, mỗi lần về thăm đều cảm thấy bồi hồi, xúc động” - ông Huỳnh Hậu, Phó Ban liên lạc cựu học sinh miền Nam tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm Cao Phong những ngày cuối năm 2019, vào đúng dịp Lễ hội cam Cao Phong được tổ chức thường niên nhiều năm nay. Du khách muôn nơi đổ về thăm quan, trải nghiệm vùng đất từ lâu nay được biết đến với sản phẩm cam nổi tiếng. Vùng đất được ví như thảo nguyên của tỉnh đã hiện thực ước mơ phát triển và thay đổi từng ngày.