Nhà giàn DK1, Tiểu đoàn DK1… từ lâu là cụm từ quen thuộc, thân thương, một "địa chỉ đỏ”, chiếm được sự quan tâm, cảm phục của bao tấm lòng đối với chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hành trình hàng nghìn km trên biển, điều đọng lại trong lòng các thành viên đoàn công tác về các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 là sự lạc quan, trách nhiệm, ý chí kiên cường trước mọi thử thách, sóng gió, dù là khốc liệt nhất. Hơn 34 năm qua, Tiểu đoàn DK1 luôn vững vàng giữa sóng gió biển khơi…


Một buổi sinh hoạt, giáo dục truyền thống Tiểu đoàn DK1 của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/10.

Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ, Ban chỉ đạo xây dựng nhà giàn được thành lập, gọi tắt là Ban DK1 trực thuộc Chính phủ. Đồng thời Quân chủng Hải quân quyết định thành lập khung quản lý DK1 (nay là Tiểu đoàn DK1) quản lý, chốt giữ, bảo vệ trên 3 nhà giàn đầu tiên được xây dựng trong năm 1989. Ngày 19/3/2009, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 761/QĐ-BQP về việc thành lập Vùng 2 Hải quân. Tiểu đoàn DKI từ trực thuộc Lữ đoàn 171 được điều chuyển về trực thuộc Vùng 2. Tiểu đoàn DKI hiện quản lý 15 nhà giàn…Tiểu đoàn DK1 có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là chốt giữ các nhà giàn, bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa phía Đông và Tây Nam của Tổ quốc. Đây là khu vực hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên đưa tàu thăm dò, nghiên cứu, khảo sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền vùng biển của ta. Trong khi đó, điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn rất khắc nghiệt, là trung tâm hình thành những cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Thực tế đã có những cơn sóng cao từ 13 - 15m, sức tàn phá khủng khiếp, đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực và nhiều cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương.

 Nhưng với nhận thức sâu sắc, ý nghĩa, niềm vinh dự lớn lao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc, kế thừa truyền thống anh hùng, Tiểu đoàn DK1 luôn khẳng định được mình. Đó là thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh, luôn kiên cường bám trụ, chốt giữ, bảo vệ vững chắc cột mốc, chủ quyền tiền tiêu của Tổ quốc. 

Trong suốt hơn 34 năm qua, toàn đơn vị đã phát hiện được hơn 60.000 lượt tàu thuyền nước ngoài các loại qua lại khu vực; kịp thời phối hợp cứu vớt 9 tàu đánh cá Việt Nam bị nạn, cấp cứu điều trị bệnh cho 111 ngư dân Việt Nam; giúp đỡ nước ngọt, nhiên liệu, lương thực, cấp phát thuốc cho 432 lượt tàu đánh cá Việt Nam; đón hơn 500 lượt đoàn dân chính đảng đến thăm. 


Lần thứ 2, chiến sĩ Phan Xuân Định (nhà giàn DK1/14) thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nơi khơi xa.

Với những thành tích xuất sắc trong công tác, Tiểu đoàn DK1 đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý như: 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 21/12/2005); 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì và nhiều bằng khen, danh hiệu thi đua khác. Về cá nhân, có 132 đồng chí được tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì, ba. 712 lượt cán bộ, chiến sĩ được tặng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang các hạng nhất, nhì, ba. 8 đồng chí được truy tặng bằng Tổ quốc ghi công vì đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1.

Phát huy truyền thống Tiểu đoàn DK1 anh hùng, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị luôn tâm nguyện tinh thần: "Kiên cường, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, đoàn kết, kỷ luật, giữ vững chủ quyền biển đảo” và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiếu tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 cho biết: "Hiện nay, ở mỗi vị trí công tác, cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn luôn nỗ lực để xứng đáng với truyền thống anh hùng của đơn vị, nhất là các đồng chí đang chốt trực tại 15 nhà giàn nơi biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Mỗi thời điểm khác nhau đều có những cá nhân tạo được niềm tin yêu của đồng đội, hết lòng vì việc chung "còn người, còn nhà giàn”… Trong rất nhiều điển hình của tiểu đoàn có biết bao tấm gương thể hiện được năng lực qua công việc hằng ngày. Tiêu biểu như Trung tá, y sĩ Phạm Văn Hướng từng có trên 32 năm gắn bó với các nhà giàn, trực tiếp cấp cứu, cứu chữa kịp thời cho nhiều chiến sĩ và ngư dân; Thiếu tá, quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Toản  (nhân viên cơ điện nhà giàn DK1/11) không ngại khó, ngại khổ, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Chỉ huy trưởng năng động, quyết đoán, Đại úy Võ Ngọc Sơn (nhà giàn DK1/17) tạo được niềm tin yêu của đồng đội. Gặp chiến sĩ Phan Việt Đức (nhà giàn DK1/10) ở bãi cạn Cà Mau thấy được nhiệt huyết, quyết tâm cũng như sự lạc quan, sức trẻ trong anh. Anh chia sẻ: "Chúng tôi luôn có tình đồng đội, tình anh em một nhà nên có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi nhớ đất liền, nỗi nhớ nhà, cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”…

Còn Thiếu tá Phạm Văn Sinh, Chính trị viên nhà giàn DK1/10, từng có 2 lần công tác tại 2 nhà giàn khác nhau chia sẻ: "Truyền thống Tiểu đoàn DK1 luôn được chúng tôi quán triệt đến chiến sĩ trẻ lần đầu làm nhiệm vụ trên nhà giàn. Chúng tôi xác định, đã nhận nhiệm vụ cấp trên giao, đó là niềm vinh dự và tự hào của mỗi người nên luôn sẵn sàng cho điều thiêng liêng: bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. 

Chia tay các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 đang đóng giữ tại các nhà giàn, thật đáng nhớ và ấn tượng bởi khí phách và ý chí, sự lạc quan, niềm tin lớn lao về chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của các cán bộ, chiến sĩ. Nét rắn rỏi, cương nghị của chiến sĩ Phan Xuân Định (nhà giàn DK1/14) với quyết tâm: "Tôi đã từng làm nhiệm vụ trên nhà giàn nên lần này tâm trạng, tư tưởng ổn định hơn. Nhất là được sự động viên của cán bộ, chiến sĩ, tôi thấy mình đã sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà chỉ huy nhà giàn giao”. Những cái tên của cán bộ, chiến sĩ như: Nguyễn Đình Dức, Nguyễn Công Hiệu, Tấn Giàu (nhà giàn DK1/10), Đoàn Thanh Liêm (nhà giàn DK1/12)… và những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài thềm lục địa đã "neo” vào lòng mỗi thành viên đoàn công tác tình yêu thương, cảm phục và niềm tin lớn lao. Họ là điểm tựa của đất liền, của Tổ quốc thân yêu…

(Còn nữa)


Bùi Huy

Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục