Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.



Anh Trần Anh Tuấn dành thời gian đi sắm Tết, cảm nhận không khí Tết ở Việt Nam sau nhiều năm xa quê.

Trở về sau 5 năm xa quê để thực hiện ước mơ du học, Trần Anh Tuấn, 25 tuổi, ở phường Phương Lâm, từng là du học sinh ngành Luật tại Liên bang Nga hạnh phúc khi được đón Tết cùng gia đình. Anh Tuấn chia sẻ: Tết năm nay rất đặc biệt vì được bên gia đình trong không khí đầm ấm, quây quần ở quê hương. Hồi ở nước Nga, cứ đến những ngày cuối năm, tôi cùng nhóm bạn du học sinh tập trung lại để cùng nấu bữa cơm tất niên với các món ăn cổ truyền như xôi, giò, nhất là bánh chưng, rồi cùng nhau đón giao thừa. Mặc dù cùng bạn bè đón khoảnh khắc, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nhưng chúng tôi luôn nhớ quê hương.

"Trước khi đi du học, Tết đến là mình thường phụ giúp bố, mẹ dọn dẹp nhà cửa, đi mua cành đào, chậu quất hoặc phụ giúp nấu ăn, gói bánh chưng, làm các món đặc trưng mâm cỗ truyền thống. Lâu lắm mới được làm lại những công việc này, cảm giác rất háo hức. Quê hương Hòa Bình sau 5 năm trở lại thay đổi, phát triển hơn nhiều”. - Anh Tuấn bộc bạch.

Anh Tuấn dự định trong dịp Tết này sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân, đi thăm, chúc Tết họ hàng và gặp những bạn cũ, cùng ôn lại những kỷ niệm thời học sinh.

Sinh sống và học tập tại Hàn Quốc hơn 5 năm, Phạm Xuân Quyên ở phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) năm nay quyết định về quê ăn Tết, dù thời điểm gần Tết giá vé máy bay khá cao. Xuân Quyên kể: Những năm trước, mỗi dịp Tết thấy bạn bè chia sẻ những khoảnh khắc, bức ảnh sắm sửa, sum vầy cùng gia đình, tôi thấy tủi thân. Khi đó, tôi chỉ có thể gọi điện qua mạng về cho bố mẹ để xem không khí Tết, nhưng càng những lúc như vậy càng nhớ nhà hơn. Vì vậy, năm nay tôi quyết tâm trở về đón Tết cùng gia đình.
Đối với Quyên, được cùng gia đình sắm sửa chuẩn bị Tết là những điều bình dị nhưng thật vui. Những công việc chuẩn bị gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ hoa... dù năm nào cũng làm nhưng luôn thấy háo hức.

"Vào mỗi dịp Tết, cộng đồng du học sinh ở Hàn Quốc thường tập trung để cùng nhau chuẩn bị các món ăn cổ truyền hay đến các địa điểm đẹp, nổi tiếng để vui chơi, ngắm cảnh. Song dù tham gia hoạt động nào thì vẫn không thể so sánh với niềm vui, hạnh phúc khi được đoàn tụ cùng gia đình đón chờ khoảnh khắc năm mới" - Xuân Quyên tâm sự.

Đối với những bạn không có điều kiện trở về sum họp cùng gia đình, cảm giác chạnh lòng và nhớ quê hương da diết. Trần Công Đô - du học sinh chuyên ngành tiếng Trung và kinh doanh tại Đại học Thượng Hải, thành phố Tokyo (Nhật Bản) đến nay đã gần 6 năm. Công Đô chia sẻ: Tết Nguyên đán ở Việt Nam nhưng bên Nhật Bản vẫn là ngày đi làm bình thường. Cảm xúc trong những ngày đó thật trống trải, nhớ nhung. Gia đình tôi ở phường Đồng Tiến. Mặc dù cả nhà thường xuyên gọi điện hỏi thăm, chia sẻ nhưng trong tôi không thể vơi đi nỗi nhớ nhà và mong được hòa mình vào không khí đón Tết ở quê hương. Nhiều lúc ngay sau khi màn hình điện thoại tắt thì nước mắt đã trực trào ra.

Công việc làm thêm ngoài giờ học đủ để Công Đô trang trải cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, vừa học vừa làm cũng vất vả. Hằng ngày, dậy từ 7 giờ và chỉ về đến nhà nghỉ ngơi khi đồng hồ điểm 23 hay 24 giờ. Để vơi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vào những ngày Tết, Đô thường vùi mình vào công việc hoặc thi thoảng gặp gỡ bạn bè. Một trong những rào cản lớn nhất là vé máy bay về nhà vào dịp Tết rất cao, khoảng 20 - 25 triệu đồng. Nhật Bản cũng không nghỉ Tết âm lịch như ở Việt Nam nên không được nghỉ học để về quê.

Tết đến, Xuân sang, trong lòng những du học sinh luôn dâng trào cảm xúc bồi hồi. Dù sinh sống và học tập ở đâu, Tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời để những người con xa quê luôn mong mỏi và hướng về Việt Nam, nơi đó có những người thân yêu và ấp ủ nỗi nhớ, niềm tự hào dân tộc.

Hoàng Dương

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục