Ông Hoàng Văn Khả ở thị trấn Đà Bắc gắn bó nhiều năm với cây cảnh nghệ thuật.

Ông Hoàng Văn Khả ở thị trấn Đà Bắc gắn bó nhiều năm với cây cảnh nghệ thuật.

(HBĐT) - Ngày xuân bên cạnh đào, mai cùng trăm hoa khoe sắc thì cây cảnh nghệ thuật chiếm một vị trí không nhỏ trong việc mang sắc xuân đến với mọi nhà. Hòa Bình có rất nhiều lợi thế về loại hình nghệ thuật này, đủ sơn thủy hữu tình, mỗi thắng cảnh, di tích có một vẻ đẹp riêng không trùng lặp tạo điều kiện và cơ hội cho những người yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh sáng tạo ra những tác phẩm non bộ hay cây cảnh nghệ thuật của riêng mình và họ đã góp một phần tô điểm cho cảnh sắc mùa xuân thêm phong phú.

 

Người đầu tiên trong hành trình khám phá nghệ thuật cây cảnh mà chúng tôi tiếp xúc là ông Đinh Đức Kháng, Phó Chủ tịch Hội SVC Huyện Lương Sơn, một người có niềm đam mê, hiểu biết rất nhiều về cây cảnh, trình độ và kỹ thuật chế tác cây cảnh của ông xứng tầm nghệ nhân. Về phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật Hòa Bình ông Kháng cho biết:   Phong trào trồng và chơi cây cảnh nghệ thuật xuất hiện ở Hòa Bình đã lâu, bằng chứng là từ những năm 80 đã có Hội Sinh vật cảnh tỉnh, nhưng do nhiều lý do khác nhau nên Hội hoạt động không hiệu quả, chỉ còn có Hội SVC huyện Lương Sơn là duy trì từ đó đến nay. Huyện hội Lương Sơn là nơi duy nhất trong tỉnh Hòa Bình hằng năm đều có tổ chức Hội hoa xuân và trưng bày cây cảnh nghệ thuật trong mỗi dịp xuân về .

 

Những năm gần đây, phong trào SVC và chơi cây cảnh nghệ thuật Hòa Bình đã manh nha phát triển trở lại và từ năm 2000 đến nay phát triển rất mạnh. Ngoài huyện Lương Sơn, đầu năm 2009, Hội SVC thành phố Hòa Bình được thành lập, ngoài ra còn có các hội SVC của huyện Đà Bắc và Lạc Sơn được thành lập trước đó. Cây cảnh nghệ thuật Hòa Bình mang tính độc đáo và có nhiều nét rất riêng, điểm qua một số nhà vườn của những người yêu cây chúng ta có thể thấy có nhiều giống cây mà một số vùng khác không có, đặc trưng của cây cảnh nghệ thuật trong khu vực Hòa Bình là giống “ Đề lá đỏ”. Đây là một giống cây mọc tự nhiên khá phổ biến ở vùng núi đá vôi như Kim Bôi, Lạc Thủy, Đà bắc và khu vực Thành phố Hòa Bình. Đề lá đỏ có thể tạo thành tất cả các thế cây cổ cho đến những cây cảnh nghệ thuật, do chúng có bộ rễ khỏe chịu hạn tốt và rễ già tạo thành củ với những hình thù kỳ dị, độc đáo. Ngoài ra chúng ta còn có nhiều nguồn phôi cây cảnh như : Sanh, Si, Đa, Lộc vừng, Duối,Thiên tuế v…v. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển một ngành nghề mới đó là trồng và kinh doanh cây cảnh nghệ thuật.

 

Về lịch sử phát triển và sự hình thành của cây thế Việt Nam ông Đinh Đức Kháng cho biết: cây thế Việt Nam mang tính độc đáo, khó có thể một dân tộc nào trên thế giới có được. Từ ngàn xưa Thăng Long với vai trò là kinh đô của cả nước, qua giao lưu văn hóa Kinh đô của chúng ta đã phát sinh những nhu cầu thưởng lãm, chính vì vậy Thăng Long đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân có tài để đáp ứng nhu cầu của xã hội và Thăng Long chính là nơi đã sinh ra loại hình nghệ thuật độc đáo này. Từ xưa, con người đã biết thưởng thức cái đẹp của cây cảnh, là biết làm cho con người giàu có hơn về lĩnh vực tinh thần. Nó thúc đẩy việc phát triển năng lực, trí tuệ, cùng sự khám phá và sáng tạo tự nhiên, nó kích thích niềm niềm hưng phấn cùng sự rung cảm sâu sắc trước mỗi cái đẹp.

 

Hội SVC Lương Sơn là nơi duy nhất trong tỉnh được rất nhiều Bằng khen của Trung ương Hội SVC Việt Nam. Tại Pestival SVC Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, nhận lời mời của Trung ương Hội SVC Việt Nam, Ông Đinh Đức Kháng dẫn một đoàn nghệ nhân SVC Lương Sơn vào tham dự. Lần đầu tiên mang chuông đi đánh sứ người tại một cuộc thi toàn quốc đã gây được tiếng vang lớn khi SVC Lương Sơn đại diện cho tỉnh đã nhận huy chương đồng và giải 3 toàn đoàn chỉ đứng sau SVC TP Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm đồng .

     

Rời Lương Sơn, một huyện có phong trào SVC mạnh với nhiều hội viên SVC đang sở hữu những bộ sưu tập đá, gỗ lũa và cây cảnh độc đáo có giá trị kinh tế cao, nhiều người trong số họ đã thoát nghèo và làm giàu từ cây cảnh.  Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình khám phá nghệ thuật cây cảnh vào huyện vùng cao Đà Bắc nơi mà theo đánh giá của giới chơi cây thì tại đây cũng có rất nhiều người sở hữu những vườn cây cảnh nghệ thuật có giá trị vài trăm triệu đồng. Không khó khăn lắm khi chúng tôi tìm đến nhà ông Hoàng Văn Khả một doanh nhân rất thành đạt tại huyện vùng cao này. Không chỉ là một doanh nhân thành đạt ông Hoàng Văn Khả theo đánh giá của những người am hiểu về cây cảnh nghệ thuật là một người rất có tâm với bộ môn nghệ thuật này và cũng là một trong những người có tay nghề cao về tạo dáng và chế tác cây nghệ thuật của Hòa Bình. Khi chúng tôi đến thì ông Khả không có nhà, bà Nguyệt, vợ ông đang tưới vườn cây cảnh. Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về cây cảnh bà Nguyệt vui vẻ cho biết: Ông nhà tôi say cái vườn này lắm, mỗi ngày không vài ba lần ra ngắm hay cắt tỉa lá. Mỗi khi có việc phải đi đâu xa ông đều gọi điện về nhắc tôi tưới tắm đều đặn ngày hai lần, mà tưới hết cũng khá là mất thời gian, mỗi lần chừng hơn một tiếng mới xong. Vì Ông Khả để nhiều tâm huyết vào đây, mỗi khi thấy Ông say sưa bên những gốc Tùng, gốc Sanh khi thì uốn uốn tỉa tỉa, khi thì chỉ đứng ngắm làm tôi cũng lây cái niềm đam mê của ông ấy, vả lại ông chẳng chơi gì ngoài thú chơi tao nhã này nên tôi và các con đều rất ủng hộ.

 

Đang mải chụp ảnh vườn cây thì Ông Khả về. Thì ra, ông và cậu con trai vừa ra Hòa Bình mua mấy chiếc chậu lớn về chuẩn bị thay cho bộ Tùng La Hán tuyệt đẹp đang được đặt trong những chiếc ang mà theo ông Khả thì chưa hợp lý lắm. Khác với một số người chơi cây nghệ thuật mà chúng tôi gặp trước đó, ông Khả chơi cây theo trường phái cây cổ, đây là một nghệ thuật chơi cây rất khó bởi nó phải tuân theo một quy luật khắt khe về hình dáng, tay, cành nhất thiết phải tuân theo một niêm luật của trường phái cây cổ điển tức là khi tạo hình một cây theo thế cổ người chơi cây phải có kiến thức nhất định về giáo lý của người xưa như thuyết “ Thiên, Địa, Nhân” về “ Tam cương ngũ thường” v…v Nói chung là vô cùng phức tạp. Sau khi uống xong vài tuần trà, ông Khả dẫn chúng tôi ra vườn, phải công bằng mà nói thì vườn cây của ông tuyệt đẹp với rất nhiều những dáng, thế cây mà dân “ ngoại đạo “ như chúng tôi nếu không được ông giới thiệu có lẽ mù tịt hết chỉ thấy rằng chúng rất đẹp và được chăm sóc đến tỉ mỉ chứng tỏ chủ nhân của chúng yêu mến chúng đến nhường nào.

 

Bên một gốc Tùng La Hán theo lời chủ nhân thì gốc Tùng này được tạo theo thế cổ có tên là “ Trực quân tử” đây là một thế cây nói lên cốt cách của cha ông ta ngày xưa nhìn thế cây toát lên vẻ đĩnh đạc hiên ngang, như thách đố mọi phong ba bão táp, chứa chan cái khí phách oai phong hào hùng của người xưa. Bên một gốc Đề có thế “Mẫu tử” ta thấy thế cây hiền dịu, nền nã, dáng vẻ sum suê như làm ấm dịu lòng người mà lại đậm đà bản sắc dân tộc. Theo ông Hoàng Văn Khả thì ông mới sưu tầm và chơi cây được khoảng trên chục năm nay, ngày trước do hoàn cảnh kinh tế eo hẹp phải lao vào làm ăn, nay thì có chút khấm khá vả lại chơi cây tạo cho tôi một cảm giác thư thái đến lạ kỳ sau những lúc phải lo toan tính toán làm ăn và càng chơi càng thấy ham, không những cây của mình mà nghe thấy ở đâu có cây đẹp là tìm đến xem cho bằng được. Theo ông Khả thì chơi cây thế hay cây cảnh nghệ thuật thì cũng không khác nhau là bao vì người chơi cây cảnh khi làm ra sản phẩm của mình đều muốn gửi gắm vào đó những ý tưởng cao đẹp của xã hội, tạo cho con người biết tôn trọng kỷ cương, quá khứ cội nguồn, cái cây vô tri vô giác mà qua bàn tay con người tạo dựng nó chứa đựng tâm hồn, tư tưởng đặc trưng cho sức mạnh, ý trí và nghị lực của người Việt chúng ta.

    

Ông Lương Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Hội SVC thành phố Hòa Bình cũng là một người chơi cây nghệ thuật có tiếng cho chúng tôi biết về phong trào chơi cây cảnh của thành phố những năm gần đây:  Phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật của thành phố Hòa Bình đã có từ lâu nhưng để tập hợp được những người chơi và yêu thích bộ môn nghệ thuật này là cả một quá trình, chúng tôi muốn tập hợp nhau lại để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hiện nay, Hội SVC thành phố có gần 100 hội viên, hầu hết các hội viên đều có tay nghề tốt về tạo hình cây cảnh và có cây đẹp để chơi và trưng bày. Một số hội viên có vườn SVC lớn và đẹp như vườn cây của Ông Phan Văn Hiện ở phường Tân Thịnh, Ông Nguyễn Huy Quân , Ông Trần Văn Thành, Ông Nguyễn Đức Thuần ở phường Chăm mát… Có một số nhà vườn chuyên về kinh doanh và làm kinh tế từ cây cảnh như Nhà vườn Hạnh - Chân; Thanh Út… đều đạt nguồn thu rất khả quan từ kinh tế cây cảnh.

 

Chơi cây cảnh nghệ thuật không khó chỉ cần niềm đam mê, ông Dũng cho biết, mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể tham gia và cùng nhau phát triển bộ môn nghệ thuật này, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của cha ông để lại. Ngày nay các cơ quan, công sở, trường học đều có rất nhiều cây cảnh thậm trí rất nhiều cây đẹp và giá trị cao chứng tỏ nghệ thuật chơi cây vẫn có chỗ đứng trong xã hội hiện đại.

    

Thật khó có thể nói hết được những cái hay, cái đẹp và sự tinh túy của cây cảnh nghệ thuật, chỉ mong những gì chúng tôi viết trên đây nói lên được phần nào về sở thích của những người Hòa Bình yêu và chơi cây cảnh nghệ thuật, sự hiện diện của cây nghệ thuật trong đời sống thường nhật và đặc biệt trong những ngày xuân mới có lẽ như muốn minh chứng cho một điều giản dị : Khi con người gần gũi và hòa đồng cùng thiên nhiên thì sẽ cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn.            

        

                                                                       Quach Đức Toàn

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục