Nhọc nhằn mưu sinh.

Nhọc nhằn mưu sinh.

(HBĐT) - Những phụ nữ, trẻ em vẫn kề vai vác những khúc keo nặng trịch, trơn để tập kết ra bãi. Phía trên đỉnh đồi, lẫn trong đám khói đen kịt và tiếng máy nổ ầm ầm của cưa xăng, một nhóm hơn chục người cả nam, nữ, người đang khẩn trương bóc vỏ keo, người đưa những khúc keo còn thơm mùi gỗ lên xe. Sau mỗi tiếng hô, Nào! Chuẩn bị nào! Cẩn thận nhé! Một, hai, ba… những tiếng thở phì phò, mệt nhọc lại vang lên.

 

Thấy tôi giơ máy ảnh lên chụp, chị Bùi Thị Tình ở xóm Minh Hải, An Lạc, Lạc Thủy, trong bộ đồ lao động ướt đẫm mồ hôi nói: “Bọn tôi ướt át, lao động khổ như vậy có sung sướng gì đâu mà chụp ảnh”.

 

Chị Tình cho biết: Gia đình chị có  4 khẩu nhưng vì ruộng nương ít, cuộc sống gia đình khó khăn nên chị xin gia nhập đội quân vác thuê này cũng đã được hơn 4 năm rồi. Làm nghề này vất vả lắm, làm quần quật cả ngày mà công cũng chỉ được 60 – 70.000 đồng/ngày.

 

Ngồi phơi lưng với chiếc áo cộc tay, vừa đập vỏ keo vừa thở hổn hển, ông Bùi Văn Quynh, 45 tuổi, ở xóm Cú Đẻ, xã Đồng Môn tâm sự. “Hồi còn khỏe, tôi cũng xốc vác như mấy đứa thanh niên kia, giờ yếu nên anh em cho sang đập vỏ keo. Ngần ấy năm “chinh chiến” với nghề, đã làm không biết bao nhiêu rừng keo nên cũng đã có chút ít kinh nghiệm về nghề”. Theo ông Quynh, để tăng năng suất làm việc, khi cây vừa cắt xuống là phải bóc vỏ ngay, nếu để lâu, cây  chảy hết nước sẽ khó bóc. Ông cho biết thêm, để lo cho 5 đứa con ăn học, vợ chồng ông phải làm cật lực mỗi ngày, nhưng được cái các con ông đều chăm ngoan nên vợ chồng ông cũng vui.

 

Như muốn cho chúng tôi hiểu rõ hơn về nghề này, chị Tình chỉ cho chúng tôi gặp anh Bùi Xuân Hiến. Theo chị, đó là “giám đốc” của cả đội khai thác hơn chục người, anh  Hiến cũng đang hì hục vác đoạn keo trơn lên bãi. Trước đây, hoàn cảnh của anh cũng nghèo lắm nên anh quyết định chuyển sang làm nghề thu mua, khai thác gỗ keo như bây giờ.

 

Với đức tính thật thà, sòng phẳng trong thu chi nên anh Hiến được mọi người tin tưởng, quý mến, giao cho việc ngoại giao để tìm mối làm ăn và kiêm luôn công việc chợ búa, cơm nước cho mọi người. Gần 5 năm trong nghề, anh Hiến tạo được uy tín trong công việc, vì vậy, anh nhận được nhiều hợp đồng khai thác của các chủ đồi. Được biết, 5 năm qua, hơn chục người theo anh luôn có công việc, thu nhập khá ổn định.

 

Sau khi làm xong mỗi đồi keo, trước lúc tính công để chia tiền, anh Hiến “ thủ quỹ ” đọc rõ mọi khoản chi tiêu rồi tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ để anh em ngồi tâm sự, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tiếp chúng tôi tại lán trại của đội, căn lều lợp bằng bạt nilon đã ngả màu, trống hoác, gió lùa tứ phía, anh Hiến cho biết. Vào mùa mưa, việc khai thác keo khó khăn lắm, mọi người phải tạm nghỉ và tranh thủ công việc đồng áng, tôi tranh thủ đi tìm mối hàng để khi anh em trở lại có thể làm việc ngay.

 

Anh Thủy, ở xã Lạc Hưng (Yên Thủy) tâm sự. “Ruộng đồng không có, tôi quyết định dồn ít vốn mua chiếc cưa máy để đi cắt cây thuê. Mỗi ngày tôi phải cắt cả hàng chục tấn keo mới có thể giúp anh em đạt ngày công lao động. Anh em chúng tôi ăn ngủ với nhau sáu năm nay rồi nên coi nhau như ruột thịt, hễ việc gì khó, cây nào nặng, mọi người cùng làm, mỗi người một vai, việc gì cũng xong. Ở đây không có sự phân chia công việc, mỗi người một chân một tay, từ bóc vỏ đến vác cây… đều làm hết. Tối đến, cả đội lại ngồi quây quần bên nhau, uống chung bát trà nóng, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường”.

 

Kể về chuyện tai nạn trong nghề, bà Bùi Thị Thêm ở xóm Cú Đẻ, xã Đồng Môn còn hãi hùng kể: “Mấy tháng trước, trong một lần đang róc cành keo, do không để ý nên tôi bị cây đổ trúng đầu. Khi tỉnh dậy thấy mình ở trong bệnh viện, đầu phải khâu mấy mũi”.

 

Còn anh Thủy cho hay: Trong một lần đang cắt cây, cưa bị kẹt, tôi cố nhấn ga, không ngờ cây đứt, máy cưa rơi xuống xẻ đôi ngón chân giữa, phải về nghỉ ở nhà cả tháng trời”.

 

Cứ mỗi tấn keo cắt xuống, cắt đoạn khoảng 1,2 m, đập sạch vỏ, đưa lên xe, người lao động được trả 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, mỗi rừng keo thu hoạch cũng khác nhau, tùy vào độ khó hay dễ khai thác của đồi. Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi người cũng có thu nhập khoảng 70 – 80.000 đồng/ ngày. Mặc dù vất vả, có hiểm nguy nhưng nghề này cũng đã giúp được nhiều người dân cải thiện được đời sống kinh tế gia đình, có điều kiện cho con em ăn học.

 

 

                                                                                 Thanh Tuyền

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục