|
Festival Hoa Đà Lạt.
|
Ngày 25-10, UBND tỉnh
Lâm Đồng tổ chức họp báo giới thiệu Festival Hoa Đà Lạt tại TP Hồ Chí Minh. Ông
Võ Ngọc Hiệp - Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt - Trưởng ban tổ chức cho biết:
"Festival Hoa Đà Lạt 2017 sẽ có 15 chương trình chính và hơn 30 chương trình hưởng
ứng.
Đây cũng là năm đầu tiên Tuần Văn hóa trà Lâm Đồng và chương trình quảng bá
thương hiệu tơ lụa Lâm Đồng được tổ chức kết hợp vào nội dung của Fastival Hoa
Đà Lạt. Các hoạt động này sẽ diễn ra tại thành phố Bảo Lộc, nhằm quảng bá cho
ngành trà và sản xuất tơ lụa truyền thống của địa phương. Du khách sẽ được tham
gia Lễ hội, thưởng thức hương vị đặc sản địa phương tại Phố trà – cà phê – rượu
vang, trình diễn thời trang Áo dài – Lụa, Đêm hội Tơ – Trà”.
Theo Ban tổ chức, chương trình "Không gian hoa” là hoạt động chính của Festival
Hoa Đà Lạt đã được tổ chức thành công trong 7 mùa lễ hội trước. Năm nay, chương
trình "Không gian hoa” tiếp tục được Hiệp hội Hoa Đà Lạt chủ trì thực hiện với
30 tiểu cảnh hoa tươi đặc trưng của Đà Lạt, tạo nên không gian nghệ thuật đầy
hương sắc được bố trí xung quanh hồ Xuân Hương.
Ngoài ra, khuôn viên hoa trang trí được mở rộng đến các tuyến phố, khu dân cư,
điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng lân cận. Khu vực tập trung
nhiều hoa tươi nhất chính là Vườn hoa Đà Lạt tiếp tục được đầu tư, thu hút sự
tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước để tạo nên công viên hoa độc đáo,
hấp dẫn du khách trong thời gian diễn ra Festival Hoa Đà Lạt.
Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ được truyền hình trực
tiếp trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam vào lúc 20 giờ ngày 23-12 tại
Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt.
(HBĐT) - Lễ mừng thọ của người Tày nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng và cầu cho ông bà, bố mẹ khỏe mạnh…
(HBĐT) - Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.