Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng Cao nguyên đá, nổi bật là giá trị cảnh quan từ Hoa Tam giác mạch, tại Trung tâm huyện Đồng Văn, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Bản tình ca từ đá”.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý nhấn mạnh: Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi cư trú của 19 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một sắc thái văn hóa truyền thống riêng. Đặc biệt, Hà Giang được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Với mục tiêu biến khó khăn thành động lực phát triển, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo, phát huy nội lực vươn lên để xóa đói giảm nghèo. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Hà Giang đã chọn phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị. Có thể nói, những năm gần đây hoa Tam giác mạch của Hà Giang đã trở thành điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, của hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá, được hòa mình với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số… đã mở ra cho Hà Giang một hướng đi mới xây dựng sản phẩm du lịch "hoa Tam giác mạch”. 


Với mục đích tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, hình ảnh của Hà Giang với bạn bè trong nước và quốc tế, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2017 nhằm tôn vinh, ngợi ca mảnh đất và con người Hà Giang đã vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát huy tiềm năng lợi thế du lịch của Hà Giang, tạo động lực thu hút du khách trong và ngoài nước, cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội Hoa tam giác mạch năm nay sẽ diễn ra từ ngày 24.11 đến 31.12.2017 với nhiều hoạt động nổi bật như: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, nông nghiệp du lịch đặc trưng của các huyện, thành phố; trải nghiệm các sản phẩm từ Hoa Tam giác mạch…


 

                            TheoBaoHagiang

Các tin khác


Lễ hội Xăng Khan của người Thái

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, lễ hội Xăng Khan của dân tộc Thái tỉnh Nghệ An là một trong bảy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố dịp này.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội thác Bản Giốc

Lần đầu tiên, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc được tổ chức tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trong hai ngày 7 và 8/10.

Lễ hội Thành Tuyên 2017: Tôn vinh và phát huy văn hóa truyền thống

Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức vào đúng dịp tỉnh Tuyên Quang đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất (29/09-30/09).

Độc đáo lễ hội “Phá Trằm” ở Quảng Trị

Ngày 9-9, tại khu vực sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian "Phá Trằm”.

Độc đáo lễ hội mừng lúa mới của dân tộc K’ho

Lễ hội mừng lúa mới gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con K’ho Srê ở tỉnh Lâm Đồng từ bao đời nay.

Giáo sư Phan Huy Lê: “Phải bảo tồn bằng được lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”

"Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên cần phải bảo tồn bằng mọi cách”, GS Lê cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục