(HBĐT) - Từ xa xưa đến nay, để tăng dư vị của bữa ăn, trong mâm cơm của người Mường không thể thiếu một lọ dấm ớt. Nhiều người đã nói rằng, dù mâm cỗ có nhiều thịt thà bao nhiêu mà thiếu vài trái ớt dấm thơm lừng thì bữa cơm cũng chẳng thể ngon miệng. Thân thuộc là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, những trái ớt nhỏ bé lại mở ra con đường khởi nghiệp lớn đối với một chàng thanh niên người Mường nhạy bén…

Anh Bùi Văn Thản, xóm Rẽ, xã Phú Lương (Lạc Sơn) hướng dẫn nông dân cách chăm sóc ớt núi để đạt năng suất, chất lượng cao.  

Chàng thanh niên đó tên là Bùi Văn Thản, người con của xóm Rẽ Phú Lương (Lạc Sơn). Sinh năm 1983, trong khi những thanh niên đồng trang lứa mải miết với các cuộc tha hương vào Nam, ra Bắc, anh Thản lại chọn con đường riêng. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tốt nghiệp ngành dược, anh mở quán nhỏ, thế nhưng, mỗi ngày anh chỉ bán được chừng 50.000 đồng, tiền lãi tính ra chỉ được dăm ba nghìn đồng. Thích kinh doanh, để có vốn mở cửa hàng tạp hóa, năm 2005, anh Thản đã mạnh dạn mượn sổ đỏ của gia đình nhà chú ruột, thế chấp vay ngân hàng được 10 triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với gia đình anh, bố mẹ anh lo lắng không biết con mình sẽ xoay sở thế nào để đóng tiền lãi suất hàng tháng. Nhưng với sự nhanh nhạy, nắm bắt được nhu cầu của bà con, từ năm 2007 đến nay, cửa hàng tạp hóa đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Thản.

Nói về sản phẩm ớt núi dấm đang được ưa chuộng và mở ra cơ hội lớn cho sản xuất, kinh doanh, anh Thản cho hay: “ớt núi dấm đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của mọi nhà. vị này. So với những loại ớt khác thì ớt núi (người Mường còn gọi là ớt khòi) quả nhỏ, vị cay nồng nhưng không gắt, khi dấm ăn rất giòn và thơm. Sau vài lần xuống phố Re, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) thấy bà con bày bán vài chai ớt dấm và được khách hàng ưa chuộng. Lúc đó, bản thân mình nghĩ, tại sao lại không trồng ớt để làm sản phẩm ớt dấm quảng bá ra thị trường”.  

Nghĩ là làm, anh Thản về học hỏi kỹ thuật làm dấm của các cụ để có chất lượng sản phẩm thơm ngon như truyền thống. “Ban đầu, khách hàng phản hồi ớt nhà mình hơi mặn nên ở những mẻ sau mình đã khắc phục được. Để có chai ớt dấm chất lượng thơm ngon, hình thức bắt mắt thì phải chọn quả ớt xanh, tươi, hái về dấm luôn. Nguyên liệu để làm dấm chỉ cần muối trắng và nước cốt chanh. ớt được đóng chai nhỏ 350 ml, mỗi chai chỉ cần 1/4 quả chanh, trộn đều với muối là được, sau 1 tháng là có thể sử dụng. Với cách dấm này, ớt để 2 năm vẫn vàng ươm, thơm ngon và giòn mà không cần sử dụng bất cứ chất bảo quản gì”, anh Thản cho biết thêm. 

Chất lượng làm nên thương hiệu, sản phẩm ớt dấm với thương hiệu được in trên vỏ chai ớt núi Phú Lương Thương Thản đã nhanh chóng được quảng bá đến Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Năm 2015 mới có hơn 1.000 chai được tiêu thụ thì đến năm 2016 đã có trên 10.000 chai ớt dấm đến với khách hàng. Mỗi chai ớt có giá từ 20.000 – 40.000 đồng, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng. Trong năm 2017, anh Thản dự tính nâng con số này lên trên 20.000 sản phẩm. Để làm được điều đó, anh đang tích cực ươm cây giống cho bà con trồng ở các dãy núi. Hiện nay, vùng nguyên liệu của anh Thản đã phát triển lên trên 3 ha. Với giá thu mua 100.000 đồng/kg, không ít hộ dân ở xã Phú Lương đang đặt kỳ vọng vào cây ớt núi. 

Ngoài tập trung vào phát triển, nâng tầm sản phẩm ớt núi, anh Thản còn phát triển các sản phẩm đặc sản như: rượu cần, làm thịt trâu khô. Với tổng thu nhập bình quân khoảng 1 tỷ đồng/năm, anh Thản đã khẳng định một điều rằng: Nếu tu chí làm ăn, chịu khó học hỏi và nhanh nhạy thì hoàn toàn có thể làm giàu trên chính quê hương mình.

 “Anh Thản là tấm gương thanh niên điển hình trong phát triển kinh tế của xã. Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu và sản phẩm ớt núi khá tiềm năng. Phú Lương có 7 xóm giáp núi, một số xóm khác cũng có thể trồng ớt được. Nếu anh Thản phát triển quy mô lớn hơn sẽ mở ra  hướng phát triển kinh tế thiết thực cho bà con trong xã”, đồng chí Bùi Văn âu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương nhận định.

 

 

                                                              Viết Đào

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục