(HBĐT) - Ở thị trấn huyện vùng cao Đà Bắc, nhiều học sinh và người dân trong vùng biết ông Hà Thế Chúc, Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) thị trấn Đà Bắc. Ông Chúc nguyên là cán bộ phục vụ trong quân đội, nghỉ hưu năm 1998. Về sinh hoạt tại địa phương, ông tích cực tham gia hoạt động của các đoàn thể, khu dân cư, trong đó có đóng góp quan trọng vào hoạt động khuyến học, khuyến tài (KH-KT).



Tuy tuổi đã cao nhưng ông Hà Thế Chúc, Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) vẫn luôn miệt mài làm việc, đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương. 

Tại Đại hội HKH thị trấn Đà Bắc lần thứ I, nhiệm kỳ 2014 - 2019, ông được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH), Ban Thường vụ và làm Chủ tịch HKH thị trấn. 

Những ngày đầu thành lập, HKH thị trấn Đà Bắc chưa có tổ chức Hội cơ sở, số hội viên còn ít, ông Hà Thế Chúc cùng BCH Hội ra quyết định phân công nhiệm vụ, ban hành quy chế hoạt động, xây dựng kế hoạch thực hiện toàn khóa. Ông tâm niệm "muốn có phong trào mạnh thì phải có tổ chức mạnh”. Do đó, việc đầu tiên là ông xin ý kiến Đảng ủy, UBND, UBMTTQ thị trấn tiến hành khảo sát lại toàn bộ hoạt động khuyến học của các khu dân cư, tiểu khu; phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong BCH phụ trách các thôn, tiểu khu, cơ quan, trường học để xây dựng mạng lưới tổ chức Hội. Hội trực tiếp làm việc với các cấp ủy chi bộ, chính quyền các khu dân cư tiến hành thành lập các chi hội và phát triển số lượng hội viên…

Kết quả, sau hơn 1 năm thành lập, HKH thị trấn Đà Bắc đã xây dựng được mạng lưới chi hội ở 7/7 thôn, tiểu khu; 3/3 ban khuyến học nhà trường; 1 ban khuyến học cơ quan; 4 ban khuyến học dòng họ với 1.019 hội viên/5.239 nhân khẩu. Ông Chúc đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND thị trấn Đà Bắc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác khuyến học, xây dựng mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập trên địa bàn. Hàng năm, Quỹ Khuyến học của thị trấn không ngừng tăng lên. Sử dụng hiệu quả nguồn quỹ này, HKH thị trấn đã tổ chức tuyên dương, khen thưởng hàng trăm cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó...  

Từ khi gắn bó với công tác khuyến học, việc thấy ông đến các nhà trường để trao đổi về công việc hay tuyên truyền, vận động, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó là điều thường xuyên. Ông luôn tìm tòi những cách làm mới để lôi cuốn mọi người cùng vào cuộc, đưa phong trào khuyến học của thị trấn ngày một hiệu quả hơn. Thị trấn Đà Bắc luôn được đánh giá đứng tốp đầu trong toàn huyện về KH-KT. Mọi người dân đều nhìn thấy ở ông Hà Thế Chúc, Chủ tịch HKH thị trấn Đà Bắc không chỉ là tấm gương sáng trong công tác KH-KT, mà còn là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phạm Quốc Vinh
(Hội Khuyến học huyện Đà Bắc)

Các tin khác


Người phát hiện và đặt tên nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Nhắc đến nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB), mọi người nhớ đến nhà nữ khảo cổ học (KCH) người Pháp Madeleine Colani (M.Colani). Bà có công lớn trong phát hiện và đặt tên cho nền VHHB.

Bác sĩ Tạ Huy Kiên, người thầy “khắt khe” của nhiều thế hệ học trò ngành y Hòa Bình

(HBĐT) - Từng ước mơ theo nghề dạy học, xong một trận ốm nặng bất ngờ khiến cậu bé quê Lạc Thủy chuyển hướng sang nghề y. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đam mê nên cái duyên với nghề dạy học vẫn quay lại. Nếu với nghề y là 14 năm thì với nghề dạy học, cậu học trò ngày ấy cũng có tới 13 năm trên bục giảng. Cậu là Tạ Huy Kiên, hiện là bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giảng viên thỉnh giảng Trường trung cấp Y tế Hòa Bình.

Đại úy Công an xã Tử Nê trả lại tài sản cho người đánh rơi

(HBĐT) - Sáng 4/11, đại úy Hoàng Việt Hưng, cán bộ Công an xã Tử Nê, huyện Tân Lạc trên đường đi làm nhiệm vụ nhặt được 01 chiếc ví tại xóm 3, xã Tử Nê, bên trong có 01 căn cước công dân, 01 giấy phép lái xe mang tên Bùi Văn Phong, sinh năm 2002, trú tại xóm Đông, xã Thanh Hối và 659.000 đồng tiền mặt.

Ông Đinh Văn Phan - gương sáng phát triển kinh tế ở xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Sau nhiều năm làm ăn vất vả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế hộ gia đình, năm 2019, ông Đinh Văn Phan, xóm Yên Thời, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo mô hình VAC.

Chị Khà Thị Nận vượt khó từ mô hình nuôi cá dầm xanh và trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, trong những năm qua, Hội LHPN xã Vạn Mai (Mai Châu) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia. Quá trình thực hiện xuất hiện nhiều gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi, tiêu biểu là hội viên Khà Thị Nận ở xóm Củm với mô hình chăn nuôi cá dầm xanh kết hợp trồng cây ăn quả.

Ông Sùng A Chênh - người góp phần làm sáng bản, sáng làng

(HBĐT) - Nằm giữa bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) là homestay Y Sao của gia đình ông Sùng A Chênh với 3 căn nhà cộng đồng theo kiến trúc của người Mông. Tuy không phải là người đầu tiên kinh doanh du lịch của xã nhưng homestay Y Sao thu hút khách bởi khi đến đây, du khách được ngắm đồng ruộng, đồi lúa nương, ở nhà người Mông, đi chợ đêm, thưởng thức ẩm thực của người Mông...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục