Hơn 9 năm gắn bó với nghề giáo, 5 năm giữ cương vị tổ trưởng chuyên môn, cô Nguyễn Hoàng Vinh, giáo viên Trường mầm non Lạc Thịnh, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy luôn là giáo viên dạy giỏi các cấp và là người đi đầu, hướng dẫn, truyền cảm hứng cho các thầy, cô giáo trong và ngoài trường áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy.
Cô giáo Nguyễn Hoàng Vinh, Trường mầm non Lạc Thịnh, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy đoạt giải nhất tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025.
Trong bối cảnh nền giáo dục toàn cầu đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo ngày càng trở thành công cụ được ứng dụng hiệu quả trong giảng dạy. Tuy nhiên, tại các trường học cấp xã, cấp huyện chưa có nhiều giáo viên tìm hiểu và áp dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy. Là giáo viên trẻ tại trường mầm non cấp xã còn nhiều khó khăn, cô Nguyễn Hoàng Vinh luôn trăn trở mong muốn tìm ra giải pháp cải thiện chất lượng giảng dạy và tạo ra những phương pháp học tập linh hoạt, hiệu quả cho học sinh.
Sau quá trình tìm hiểu, cô Vinh nhận ra giá trị mà AI mang lại và đã dành hơn 3 tháng tự học tập, nghiên cứu về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Ý tưởng sáng tạo của cô Vinh nhận được sự đánh giá cao và ủng hộ từ Ban Giám hiệu Trường mầm non Lạc Thịnh. Nhà trường tích cực hỗ trợ cô hoàn thành bài thi với đề tài "Biện pháp áp dụng công nghệ số trí tuệ nhân tạo AI vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở Trường mầm non Lạc Thịnh” tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025 vừa qua.
"Để có thể ứng dụng các phần mềm, nền tảng công nghệ số vào thực tiễn hoạt động giảng dạy tại lớp được phụ trách, tôi đã tìm tòi và thiết kế, tự tạo kế hoạch nhỏ về các phương pháp để thực hiện việc áp dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo AI trong giảng dạy. Tôi đã sử dụng các trang AI có sẵn như: ChatGPT, Genmini, twinkl. com.vn, wordwall. net... và các ứng dụng tích hợp AI như powerpoint, canva, capcut... để làm thành bài thơ, sách, truyện điện tử... phục vụ việc giảng dạy và giải trí cho học sinh. Từ khi áp dụng AI, công việc của tôi trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Học sinh cũng rất hào hứng với những bài giảng nhiều hình ảnh, âm thanh phong phú và sinh động” - cô Vinh chia sẻ.
Cô Nguyễn Hoàng Vinh không chỉ thay đổi phương pháp dạy học mà còn tích cực chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp ứng dụng chuyển đổi số vào giảng dạy. Cô Vinh cho biết: "Tôi thường xuyên làm các video hướng dẫn cách làm và cách sử dụng các nền tảng AI trong hoạt động giáo dục trẻ lên trang facebook cá nhân, gửi qua nhóm zalo của đồng nghiệp hoặc hướng dẫn trực tiếp cho đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khi cần giúp đỡ”. Hiện nay, nhiều trường mầm non trên địa bàn huyện Yên Thủy bắt đầu thí điểm giáo án giảng dạy kết hợp trí tuệ nhân tạo AI sau khi tham khảo phương pháp của cô Nguyễn Hoàng Vinh.
Ngoài những tác động tích cực, trí tuệ nhân tạo AI cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính chính xác của thông tin hay sự lạm dụng, dựa dẫm vào công nghệ của một bộ phận người dùng. Liệu công nghệ có thể thay thế giáo viên trong tương lai? Chia sẻ về quan điểm này, cô Vinh cho rằng, sự tương tác giữa giáo viên và trẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong giáo dục mầm non nói riêng và nền giáo dục nói chung. Giáo viên vẫn cần giữ vai trò trung tâm trong việc tạo dựng môi trường học tập cân bằng và phát triển toàn diện cho trẻ. Sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ và tương tác con người là chìa khóa để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
Bài thi tâm huyết của cô Nguyễn Hoàng Vinh đã xuất sắc đoạt giải nhất tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non cấp tỉnh năm học 2024 - 2025. Ngày 13/12/2024, cô Vinh là 1 trong 2 giáo viên vinh dự được trình bày bài dự thi của mình tại lễ tổng kết hội thi. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao ý tưởng sáng tạo và tình yêu nghề của cô Nguyễn Hoàng Vinh và các thầy, cô giáo đoạt giải tại hội thi. Những ý tưởng mới của các thầy cô góp phần tạo nên những trải nghiệm học tập sáng tạo chất lượng hơn, hướng tới hệ thống giáo dục linh hoạt, phù hợp với kỷ nguyên số hóa hiện nay.
Huyền Trang
Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống; tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế của địa phương luôn là mục tiêu xuyên suốt được cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Đà Bắc nỗ lực thực hiện, góp phần thúc đẩy phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đạt hiệu quả thiết thực.
Là Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non Tân Hòa A (TP Hòa Bình), chị Kim Thu Ly không chỉ là giáo viên đam mê với nghề, yêu thương trẻ, mà còn là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, có nhiều sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, cùng tập thể chi đoàn nhà trường tạo nhiều dấu ấn thiết thực, hiệu quả từ các phong trào.
Với tâm huyết và tình yêu với sự nghiệp giáo dục, cô giáo Khà Thị Tình, Tổng phụ trách Đội, giáo viên môn Âm nhạc, Trường TH&THCS Ba Khan, xã Sơn Thủy (Mai Châu) là 1 trong 60 giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Cô Khà Thị Tình là tấm gương sáng với tinh thần vượt khó, tâm huyết, bền bỉ thắp lửa học tập cho học sinh vùng khó khăn.
Tháng 10 vừa qua, thầy Nguyễn Văn Thùy, giáo viên tiểu học Trường TH&THCS Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn là 1 trong 3 đại diện của Việt Nam nhận giải "Giáo viên truyền cảm hứng” tại hội nghị tổng kết Chương trình Cha - Ching khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm học 2023 - 2024.
Hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MTV 2-9 Hoà Bình (Yên Thủy), chị Đào Thị Thanh Thảo luôn xác định người lao động (NLĐ) là tài sản vô giá quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều hoạt động công đoàn đã được triển khai nhằm tập hợp, thu hút sự tham gia của đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ). Từ đó tạo tâm lý ổn định, giúp đoàn viên, NLĐ thêm tin tưởng vào tổ chức công đoàn, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Ngoài 40 tuổi, là lao động chính trong gia đình có 5 nhân khẩu, anh Bùi Văn Dực, xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) từng trải qua không ít lần "đứt bữa”. Nhờ cần cù, ý thức chủ động vươn lên, anh đã tạo dựng được cơ ngơi khang trang, điều kiện kinh tế vững chắc, cuộc sống no ấm.