Tưởng rằng cựu chiến binh (CCB) là những người đã lớn tuổi, nhưng bên cạnh đó cũng có những CCB tuổi đời còn trẻ. Họ là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương. Với sức trẻ, tinh thần trách nhiệm, những CCB "9X” đã đóng góp tích cực vào phong trào, hoạt động ở cơ sở.


Xưởng mộc của cựu chiến binh Bùi Văn An (bên phải), xã Nhân Mỹ(Tân Lạc)góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Anh Bùi Văn An, CCB sinh năm 1992, hiện sinh sống tại xóm Khì, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) là một trong những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế ở địa phương. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương năm 2013, anh An không ngừng nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người dân địa phương. Năm 2019, anh An mở xưởng mộc tại gia đình. Khởi đầu gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần quyết tâm và chăm chỉ, xưởng mộc dần phát triển, hiện xưởng hoạt động ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập ổn định 6,5 triệu đồng/người/tháng. Nhờ mô hình kinh tế này, mỗi năm ước tính doanh thu đem lại cho anh và gia đình khoảng 370 triệu đồng. Không chỉ giúp gia đình anh An ổn định cuộc sống, mô hình còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại địa phương.

Tham gia hoạt động trong tổ chức Hội CCB, anh Bùi Văn An cùng tập thể thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động. Tập hợp, khơi dậy tinh thần đoàn kết, gương mẫu của CCB để hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác hội như: Phong trào CCB gương mẫu, CCB giảm nghèo giúp nhau làm kinh tế giỏi, CCB chung tay xây dựng nông thôn mới, công tác nghĩa tình đồng đội… CCB Bùi Văn An là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, tinh thần tự lực, tự cường, phát triển kinh tế hiệu quả tại quê hương.

Anh Ngần Văn Đại (sinh năm 1991) ở xã Phong Phú (Tân Lạc) cũng là quân nhân xuất ngũ trở về địa phương. Là người nhiệt tình tham gia công tác xã hội, phong trào Đoàn Thanh niên và phát triển kinh tế hộ gia đình, tâm huyết với công tác quân sự địa phương, chính quyền xã Phong Phú đã giao nhiệm vụ cho anh giữ chức Thôn đội trưởng xóm Tân Phong. Anh Đại luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Ban Chỉ huy quân sự xã giao như: Tham gia huấn luyện phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng, chống cháy rừng, khắc phục hậu quả thiên tai; vận động thanh niên trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự; phối hợp cùng lực lượng chức năng làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, trong đợt bão số 3 (Yagi) năm 2024, do ảnh hưởng của bão, xóm có nhiều người dân bị thiệt hại, nước ngập vào nhà. Anh Đại đã cùng Ban công tác mặt trận xóm ngày đêm tham gia cứu hộ, cứu nạn, cung cấp đồ ăn, nhu yếu phẩm cho bà con. Những việc làm ý nghĩa đó đã lan toả tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết trong nhân dân. Không chỉ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Thôn đội trưởng Ngần Văn Đại còn cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình. Mỗi năm anh chăn nuôi gần 1.000 con gà, vịt lấy trứng và cung cấp gà giống ra thị trường.

Những CCB như anh An, anh Đại đều đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, được nhận giấy khen từ cấp Trung đoàn, xuất ngũ được kết nạp vào Hội CCB, nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương. Quá trình công tác thể hiện rõ phẩm chất, năng lực, tạo được uy tín cao đối vớitập thể. Đồng chí Đinh Đức Vượng, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Tân Lạc cho biết: Hiện tại nhiều địa phương có những CCB trẻ tuổi. Họ là quân nhân xuất ngũ, ưu điểm đã qua huấn luyện tại các đơn vị quân đội. Bên cạnh đó, trong công việc nhanh nhẹn, tham mưu kịp thời với cấp ủy. Những cán bộ, hội viên CCB trẻ tuổi chính là luồng gió mới trong công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội ở cơ sở.


Hoàng Dương


Các tin khác


Những ngày tháng Tư không quên của người lính đặc công xứ Mường

Cả đời binh nghiệp, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Bùi Xuân Hình đã trải qua nhiều trận đánh khốc liệt. Trong đó, ký ức về những ngày đánh chiếm và giữ cây cầu trên xa lộ Sài Gòn để mở đường cho đại quân tiến vào giải phóng vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí ông.

Hội viên nông dân khởi nghiệp thành công từ nghề may

Anh Bùi Văn Huy sinh năm 1985 tại xã Bảo Hiệu, một trong những xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Anh luôn trăn trở tìm hướng đi đúng để phát triển kinh tế ngay tại quê hương, giúp người dân địa phương cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Với suy nghĩ đó, vợ anh là người biết nghề may nên anh đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi trở về quê hương gây dựng mô hình khởi nghiệp. Anh Huy chia sẻ: "Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước được các cấp, các ngành phát động, đặc biệt là thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng may gia công tại gia đình, ban đầu với 4 máy may. Đến nay mở rộng diện tích lên khoảng 350m2, với 80 máy may công nghiệp. Xưởng nhận may gia công sản phẩm gấu bông cho các công ty may tại tỉnh Ninh Bình, Thái Bình. Qua đó tạo việc làm thường xuyên cho 5 người trong gia đình. Vào những lúc thời vụ, gia đình thuê thêm 75 nhân công, mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng”.

Chị Dự vượt khó, làm giàu từ nông nghiệp

Trong những năm qua, phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Cao Phong. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Chị Nguyễn Thị Dự ở Chi hội phụ nữ xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã trở thành tấm gương sáng trong lao động sáng tạo, vươn lên thoát nghèo bền vững từ kinh tế trang trại.

Tấm lòng nhiệt huyết, nhân ái của cô giáo Vũ Thị Phương Dung

Đến xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) hỏi thăm cô giáo Vũ Thị Phương Dung, Trường mầm non Phú Thành ai cũng biết. Cô Dung sinh năm 1997, đã có 8 năm gắn bó với nghề. Cô được nhiều người biết đến bởi tấm lòng nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái với việc hỗ trợ, phục hồi cho trẻ bị rối loạn phát triển tại lớp học mầm non.

Cô gái dân tộc Thái đưa thổ cẩm đến với bạn bè quốc tế

Là cử nhân ngành Luật, chị Hà Thị Hà Chi (sinh năm 1998) quyết định trở về quê hương thành lập Hợp tác xã (HTX) Tòng Đậu nhằm góp phần tạo việc làm cho chị em phụ nữ, đưa sản phẩm dệt thổ cẩm của địa phương đến với thị trường quốc tế.

Người trẻ quảng bá hình ảnh quê hương qua TikTok

Với mong muốn gìn giữ và lan tỏa những nét đẹp truyền thống đến với cộng đồng, nhiều bạn trẻ đã tận dụng mạng xã hội TikTok để quảng bá các điểm du lịch, văn hóa, di tích lịch sử, khu vui chơi, ẩm thực của quê hương Hòa Bình đến với bạn bè gần xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục