Chị Hà Thị Hoa cùng công nhân chọn keo giống trước khi  đem trồng.

Chị Hà Thị Hoa cùng công nhân chọn keo giống trước khi đem trồng.

(HBĐT) - Trời tháng 5 nắng nóng, chị leo đồi cùng công nhân phát dọn vườn đồi, chăm sóc cây trồng; cùng xúc đá, trộn bê tông làm gạch với anh chị em trong xưởng sản xuất gạch bê tông của gia đình; trên môi luôn mỉm cười, trò chuyện thân mật với mọi người... Đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp chị Hà Thị Hoa, dân tộc Mường, sinh năm 1972 ở xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) - chi hội trưởng chi hội phụ nữ gương mẫu, tấm gương phụ nữ nhanh nhẹn, quyết đoán đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tạo việc làm thêm cho hàng chục công nhân, lao động.

 

Năm 2000, chị Hoa lập gia đình. Hai vợ chồng đều là lao động tự do, không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh. Lúc đó, vợ chồng chị chỉ biết động viên nhau: mình có sức khỏe, sức trẻ lại có sẵn đất rừng sẽ tập trung phát triển kinh tế từ những thứ mình có chứ không phải đi làm công, làm thuê ở đâu nữa. Nghĩ là làm, anh chị làm đơn xin vay vốn của Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, vốn vay được 4 triệu đồng, anh chị phải vay mượn thêm để mua 4 con lợn, ít gà giống và trồng 1 ha keo. Ngoài ra, vợ chồng chị làm đậu phụ và nấu rượu, năm đó, vợ chồng anh chị thu lãi được 10 triệu đồng. Kiên trì, chăm chỉ tích góp, năm sau rồi những năm tiếp theo, nguồn vốn gia đình chị có được ổn định hơn.

 

Có vốn, vợ chồng chị tìm hiểu thị trường, nhu cầu của người dân sử dụng gạch bê tông trong xây dựng. Năm 2008, vợ chồng chị đã mở xưởng sản xuất gạch bê tông xi măng, tạo việc làm ổn định cho 10 lao động (trong đó có 6 lao động là nữ) với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/ người/tháng. Doanh thu của gia đình đạt từ 80 - 100 triệu đồng/ năm. Chị Hoa chia sẻ: Những ngày đầu mới thành lập xưởng, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn. Chưa có kỹ thuật và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất gạch nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, lượng khách hàng còn manh mún, chưa mở rộng được thị trường... Vợ chồng tôi phải đi học hỏi thêm kinh nghiệm và trực tiếp cùng công nhân đóng gạch, đi giao hàng. Khó khăn nào cũng có thể khắc phục được, chỉ cần có sức khỏe, thuận vợ, thuận chồng và chăm chỉ, quyết tâm.

 

Có lẽ vì quan niệm đó mà vợ chồng chị Hoa làm việc không ngơi tay. Mỗi năm, gia đình chị đầu tư mở rộng thêm diện tích trồng cây lâm nghiệp. Hiện, gia đình chị có trên chục ha keo và 5 ha luồng. Ngoài ra, gia đình còn kinh doanh cho thuê phông bạt, bát, đĩa và đầu tư mua 2 xe vận tải để thu mua, vận chuyển hàng nông sản. Hiện nay, trừ chi phí, thu nhập của gia đình chị đạt gần 400 triệu đồng/năm.

 

Không chỉ là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong sản xuất, chị Hoa còn giúp chị em trong chi hội vươn lên thoát nghèo. Từ những kiến thức về KH-KT được tập huấn và những kinh nghiệm từ thực tế, chị Hoa luôn nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi, hướng dẫn cho nhiều chị em cùng học tập và làm theo.

 

 

                                                           

                                                                               Hồng Duyên

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục