Là một trong những xã diện đặc biệt khó khăn, nằm ở vùng thượng của huyện Tân Lạc, xã Phú Vinh hiện có trên 4.400 nhân khẩu, trong đó có đến 99% dân số là người dân tộc Mường. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn nỗ lực để chăm lo tốt hơn đến đời sống của người dân.



Lãnh đạo UBND xã Phú Vinh (Tân Lạc) trao quà cho gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Mặc dù còn không ít gian nan, nguồn lực hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Phú Vinh đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thế mạnh phát triển kinh tế của xã là sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó, cây trồng chủ lực là cây mía với tổng diện tích 270 ha, cây ngô sinh khối 390 ha. Hai trường mầm non, TH&THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Riêng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Năm 2023, trạm y tế xã khám, chữa bệnh cho gần 3.000 lượt người, cơ bản đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi. 7/7 xóm có nhà văn hóa, câu lạc bộ, đội văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên luyện tập, tham gia tranh tài ở một số giải đấu của địa phương. Xã quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Hiện 100% hộ dân được sử dụng điện; trên 90% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Đường giao thông đến các xóm cơ bản đã cứng hóa. Xã chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, năm qua đã mở 2 lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 50 lao động. Xã tập trung thực hiện đầy đủ, kịp thời những chính sách, chế độ đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn... theo đúng quy định, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, năm 2023, thu nhập bình quân của Phú Vinh mới đạt 38 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 20,14%, hộ cận nghèo 20,75%. Trong lĩnh vực kinh tế, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Chưa có nhiều mô hình phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao, đa phần là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô còn hạn chế. Một số tuyến đường nội đồng vẫn là đường đất...

Đồng chí Đinh Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết: "Thời gian qua, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về công tác dân tộc, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; vận động người dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Từ đó bà con dần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác trong phát triển kinh tế, có thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Xã luôn tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất. Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tích cực huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cấp một số tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng; hỗ trợ về vốn, dạy nghề, phát triển sản xuất. Song song với đó, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương đã củng cố thêm lòng tin của đồng bào dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển”.



Linh Nhật

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Gần 11 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.

Đưa báo Đảng bộ tỉnh đến đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác cấp phát không thu tiền ấn phẩm Báo Hòa Bình cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói chung và người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng kịp thời, hiệu quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó cùng vốn ưu đãi

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Huyện Đà Bắc: Cấp phát trên 10.500 cuốn tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai thực hiện Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững.

Huyện Tân Lạc: Tăng cường truyền thông, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiến 89,37% dân số. Đến nay, theo phân định khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn, có 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn và 26 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục