Theo Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024: Đến hết ngày 28/6, 10 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành tổ chức đại hội cấp huyện, bám sát hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về thời gian tổ chức đại hội và chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, Kim Bôi là huyện đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội (ngày 16 - 17/5/2024).


Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/6 được đánh giá thành công tốt đẹp.

Nhìn chung, đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV được tổ chức thành công, đảm bảo các yêu cầu về quy mô, đối tượng tham dự, thời gian, nội dung và chương trình đại hội. Đại hội diễn ra nghiêm túc, chất lượng, nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện và sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện. Từ đó, tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, ghi nhận đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc của địa phương.

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024 dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 11/2024 với 250 đại biểu chính thức, 90 đại biểu khách mời. Cùng với chương trình đại hội, các hoạt động bên lề sẽ được tổ chức với quy mô phù hợp: Dâng hương tượng đài Bác Hồ; giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với đại biểu dự đại hội; các hoạt động văn hoá, nghệ thuật chào mừng đại hội; giao lưu trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng...


T.T

Các tin khác


Thể lệ Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc” tỉnh Hòa Bình

Ban tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc vừa ban hành Thể lệ Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc” tỉnh Hòa Bình. Cụ thể nội dung Thể lệ như sau:

Huyện Lương Sơn đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số 

Những năm qua, quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lương Sơn ngày càng được thực thi tốt hơn. Người dân được tạo mọi điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất để tiếp cận những thông tin chính thống về đường lối, chính sách, pháp luật cũng như tình hình trong huyện, tỉnh và trong nước, quốc tế.

Huyện Đà Bắc: Trên 1,4 tỷ đồng thực hiện chính sách với người có uy tín

Theo UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 122 người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Hàng năm, huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí và lồng ghép nguồn vốn triển khai các chính sách đối với người có uy tín như: tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà người có uy tín trong dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.

Huyện Tân Lạc: Gần 268 tỷ đồng thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) có nguồn lực đầu tư lớn, phạm vi rộng, đối tượng thụ hưởng nhiều.

Nữ nông dân làm giàu từ rau rừng

Mạnh dạn đưa cây rau mít - loại rau rừng mọc nhiều ở các triền đồi về trồng tại vườn nhà và kiên trì gắn bó đã được chục năm, chị Bùi Thị Xuyến, dân tộc Mường ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) trở thành "bà trùm” rau mít với cơ sở sản xuất giống lớn nhất tỉnh. Cũng nhờ loài cây này, gia đình chị thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm, từng bước vươn lên thành hộ tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Xã Phú Vinh quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Là một trong những xã diện đặc biệt khó khăn, nằm ở vùng thượng của huyện Tân Lạc, xã Phú Vinh hiện có trên 4.400 nhân khẩu, trong đó có đến 99% dân số là người dân tộc Mường. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn nỗ lực để chăm lo tốt hơn đến đời sống của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục