Ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) có nguồn lực đầu tư lớn, phạm vi rộng, đối tượng thụ hưởng nhiều.


Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường cấp tỉnh được tổ chức tại huyện Tân Lạc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. 

Theo UBND huyện Tân Lạc, tổng kinh phí được giao thực hiện 3 chương trình này năm 2022, 2023, 2024 của huyện gần 268 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 147.666 triệu đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững 15.541 triệu đồng, chương trình xây dựng nông thôn mới 104.626 triệu đồng.

Riêng vốn đầu tư của 3 chương trình trong năm 2022, 2023 đã hoàn thành 27/30 công trình xây dựng hạ tầng KT-XH. Kế hoạch thực hiện năm 2024, 2025 là 19 công trình. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất đang thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trình cơ quan chức năng thẩm định.

Đối với nguồn vốn hỗ trợ nhà ở, năm 2022, 2023, toàn huyện đã hoàn thành việc hỗ trợ cho 45 hộ làm nhà ở; năm 2024 kế hoạch hỗ trợ cho 180 hộ. Vốn sự nghiệp tập trung thực hiện nhiều dự án hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống…

Các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến phát triển KT-XH huyện, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.



Hương Lan

Các tin khác


Mô hình nuôi ong kết hợp đa dạng sản phẩm từ mật ong hiệu quả

Những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thu Phong (Cao Phong) phát động đạt nhiều kết quả. Qua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Một trong những điển hình là chị Bùi Thị Hải Yến, sinh năm 1987, dân tộc Mường ở xóm Đúng Thá. Chị là Phó chủ tịch Hội LHPN xã, một cán bộ hội chăm chỉ, năng động phát triển kinh kế từ mô hình nuôi ong kết hợp đa dạng sản phẩm từ mật ong.

Cải thiện đời sống người dân xã Miền Đồi

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện với nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi từng bước được cải thiện. Trở lại thăm xã Miền Đồi vào cuối tháng 6, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng đất này.

Huyện Lạc Sơn: Gần 11 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.

Đưa báo Đảng bộ tỉnh đến đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác cấp phát không thu tiền ấn phẩm Báo Hòa Bình cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói chung và người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng kịp thời, hiệu quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực.

Đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó cùng vốn ưu đãi

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Huyện Đà Bắc: Cấp phát trên 10.500 cuốn tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục