Cách đây hơn 3 năm, Công an huyện Lạc Sơn phối hợp Ban chỉ đạo 09 xã Mỹ Thành vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Giáo xứ Mường Riệc xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên”.


Bên cạnh vai trò nòng cốt trong đảm bảo ANTT ở cơ sở, lực lượng Công an xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) tích cực tham gia phong trào Chủ nhật xanh để gần dân hơn, được dân mến, dân tin. 

Thông qua hoạt động mô hình, lực lượng công an đã tiếp nhận 175 tin báo có giá trị từ quần chúng nhân dân, kịp thời phát hiện, xử lý hàng chục vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, bạo lực gia đình. Cùng với đó, công tác tuần tra, đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn trong ngày lễ lớn tại nhà thờ, như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, lễ rước Đức Mẹ... được tăng cường. Giáo xứ đón nhiều đoàn đến thăm, tặng quà. Trên địa bàn không phát hiện hoạt động truyền đạo trái phép hoặc lợi dụng vấn đề tôn giáo gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

Với những kết quả nổi bật của mô hình "Tiếng chuông bình yên” trong đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), xã Mỹ Thành được công nhận đạt chuẩn an toàn về ANTT, Bộ Công an đưa ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT từ năm 2021. Ban chỉ đạo mô hình được Bộ Công an tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo xây dựng mô hình tiên tiến, thực hiện phong trào TDBVANTQ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và phụ cận, giai đoạn 2018 - 2023.

Thượng tá Bùi Văn Hà, Trưởng Công an huyện Lạc Sơn cho biết: Trên địa bàn có 2 tôn giáo là Công giáo và Phật giáo, trong đó, gần 2.900 tín đồ Công giáo sinh sống ở 7 xã, thị trấn, chiếm 1,8% dân số toàn huyện. Những năm qua, Công an huyện và các đơn vị liên quan đã tham mưu triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương về công tác tôn giáo và phong trào TDBVANTQ. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò người có uy tín, Ban chỉ đạo 09 huyện tăng cường xây dựng, duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình trong phong trào TDBVANTQ. Toàn huyện có 251 mô hình TDBVANTQ đang hoạt động, 252 mô hình Đội phòng cháy chữa cháy, 6 mô hình giáp ranh. Nhiều mô hình thu hút quần chúng nhân dân và đồng bào tôn giáo tham gia tại địa bàn có đông tín đồ, như: xã Văn Nghĩa có mô hình Đoàn thanh niên bảo vệ ANTT, Tổ liên gia về phòng cháy chữa cháy, Camera an ninh, Tổ an ninh tự quản; xã Vũ Bình duy trì hoạt động mô hình Tổ liên gia tự quản về phòng cháy chữa cháy, Camera an ninh; thị trấn Vụ Bản với mô hình Tổ liên gia về phòng cháy chữa cháy, Tổ liên gia tự quản về ANTT, Ổ nhà - dòng họ tự quản, Tổ an ninh tự quản; xã Thượng Cốc có mô hình Cổng trường an toàn về ANTT, Tổ an ninh tự quản; xã Mỹ Thành có mô hình Tiếng chuông bình yên, Tổ an ninh tự quản, Camera an ninh...

Các mô hình đảm bảo ANTT còn phát huy vai trò trong giải quyết các vụ việc, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Cũng nhờ các mô hình và sự phối hợp tốt giữa cấp ủy, chính quyền với các tổ chức tôn giáo đã góp phần quan trọng trong đảm bảo ANTT, kéo giảm các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Sau thành công đưa xã Mỹ Thành ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, thị trấn Vụ Bản được công nhận ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội từ năm 2022. Các mô hình duy trì hiệu quả là cơ sở quan trọng đánh giá chất lượng phong trào TDBV ANTQ trong đồng bào tôn giáo. Qua đó, hàng năm, toàn huyện có trên 85% đơn vị đạt tiêu chuẩn "An toàn về ANTT”; hơn 80% xã đạt tiêu chí 19.2 (ANTT) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; 4/5 xã có đông tín đồ tôn giáo đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó, 2/4 xã đạt nông thôn mới nâng cao. 



Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Gần 500 công trình được đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2024, huyện Đà Bắc được phân bổ trên 297 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Đến nay huyện đã giải ngân trên 130 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 2 tiểu dự án là: đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH huyện; triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022- 2025 của Chính phủ.

Hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện 

Theo Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024: Đến hết ngày 28/6, 10 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành tổ chức đại hội cấp huyện, bám sát hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về thời gian tổ chức đại hội và chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, Kim Bôi là huyện đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội (ngày 16 - 17/5/2024).

Những người nói dân tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình hiện có trên 1.270 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ là già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn, bản, cán bộ nghỉ hưu, chức sắc tôn giáo, thầy mo, thầy cúng, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người sản xuất giỏi... "nói dân tin, bảo dân nghe”. Nhiều năm qua, NCUT luôn là lực lượng nòng cốt, "cầu nối” đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với ĐBDTTS.

Huyện Yên Thủy quan tâm thực hiện chính sách dân tộc

Những năm qua, huyện Yên Thủy quan tâm huy động nhiều nguồn lực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Khám bệnh, phát thuốc cho người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Minh

Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc cùng Nha khoa quốc tế Sky, Nha khoa Việt Anh (Hà Nội) vừa tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Minh.

Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ tích cực, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó lan tỏa tinh thần tự lực, tự cường của người dân trong việc mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục