Huyện vùng cao Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống đoàn kết. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 56,5%, dân tộc Mường 16,6%, dân tộc Kinh 11,6%, còn lại là các dân tộc khác. Những năm qua, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kết quả đó có sự đóng góp của những người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện.


Ông Hà Xuân Tha (thứ 2 từ trái sang), người có uy tín ở xóm Khán, xã Vạn Mai (Mai Châu) có nhiều đóng góp trong đảm bảo an ninh trật tự, là điểm tựa cho người dân trong xóm, xã.

Đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Những năm qua, NCUT trong huyện luôn tiên phong thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; tiên phong xóa bỏ các tập tục lạc hậu, chống tuyên truyền đạo trái phép; tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia các phong trào tại địa phương; phát hiện, tố giác và cung cấp hàng nghìn tin báo có giá trị trong công tác phòng, chống tội phạm... Tiêu biểu như các ông Hà Xuân Tha, Hà Văn Kiểm là những NCUT tại xóm Khán, xã Vạn Mai đã cảm hóa, vận động 2 người nghiện ma túy đi uống Methadone. Từ một người nghiện ma túy, chỉ biết lông bông theo đám bạn nghiện, nay Hà Văn T đã tiến bộ, làm ăn lương thiện và trở thành người có ích cho xã hội. Nghe lời răn dạy, giáo dục của 2 ông, nhiều trường hợp trong xóm vi phạm pháp luật như cờ bạc, trộm cắp vặt được cảm hóa, giáo dục đã từ bỏ thói hư tật xấu trở thành người có ích. Ngoài ra, với sự tham gia của các ông, nhiều mâu thuẫn của các hộ trong xóm cũng được hòa giải thành công.

Ở huyện Mai Châu còn nhiều NCUT có những đóng góp tích cực trong đảm bảo an ninh trậ tự (ANTT), xây dựng cuộc sống bình yên. Một trong số đó là già Sùng A Dếnh, NCUT trong đồng bào dân tộc Mông ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia. Già là người có nhiều đóng góp trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bằng uy tín của mình, già tích cực vận động người dân trong xã, xóm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu... Già còn còn vận động, cảm hóa nhiều người dân không trồng cây thuốc phiện, không vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép ma túy; vận động con cháu đi cai nghiện ma túy; tham gia tuyên truyền, giải quyết các vụ mâu thuẫn trong dân... Già Sùng A Dếnh chia sẻ: Trước đây, đời sống đồng bào Mông nhiều khó khăn, tình hình ANTT trên địa bàn rất phức tạp, nhất là tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy. Có thời điểm các xã Hang Kia, Pà Cò từng là điểm "nóng” về tội phạm này. Từ khi được bà con tin tưởng bầu là NCUT, tôi tích cực cùng cấp ủy, chính quyền vận động người dân tránh xa các tai, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy; vận động người dân không nghe kích động của kẻ xấu theo các đạo lạ, mà tập trung làm ăn, phát triển kinh tế. Nhờ đó, tình hình ANTT trên địa bàn 2 xã chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở, ANCT - TTATXH được củng cố và giữ vững.

Cũng giống như già Sùng A Dếnh, ông Lò Văn Luần ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu từng là cán bộ  ngành y tế, sau khi nghỉ hưu được tín nhiệm bầu là NCUT. Bằng kinh nghiệm, sự tâm huyết, ông đã trở thành "cầu nối” giữa chính quyền địa phương với Nhân dân. Với vai trò là tổ trưởng tổ liên gia tự quản của xóm, ông có đóng góp quan trọng trong thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; từng bước bài trừ các hủ tục lạc hậu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, ông đã vận động người dân hiến đất, góp hàng nghìn ngày công làm đường giao thông, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách xây dựng, sửa chữa nhà ở và góp kinh phí xây dựng công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh... Qua đó, góp phần đưa Chiềng Châu là một trong những xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện Mai Châu hiện có hơn 130 NCUT. Về phạm vi ảnh hưởng, trong một xóm, một dòng họ 24 người; trong nhiều dòng họ, nhiều xóm đến một xã 28 người; trong một xã đến một huyện 3 người. Về thành phần, NCUT là cán bộ, trí thức nghỉ công tác 18 người; trưởng thôn, già làng, tộc trưởng 28 người, thành phần khác 14 người.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu Hoàng Đức Minh, không chỉ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, NCUT trong huyện gương mẫu thực hiện và vận động, tuyên truyền đồng bào đoàn kết, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tện nạn xã hội. Ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, NCUT luôn đi đầu trong phát triển sản xuất; tuyên truyền phòng, chống tội phạm, vận động người dân không tái trồng cây thuốc phiện; phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm, nhất là tội phạm và TNMT.

Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và uy tín, NCUT trở thành "hạt nhân đoàn kết” trong cộng đồng, gương mẫu và động viên bà con thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở cơ sở. Họ là tấm gương cho con cháu, dòng họ và người dân học tập. Noi gương NCUT, nhiều gia đình trong huyện mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng ngành nghề, nhân rộng các mô hình hiệu quả...



Mạnh Hùng

Các tin khác


Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 145 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số (DTTS); 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); trên 74% dân số là đồng bào DTTS, sinh sống nhiều ở địa bàn miền núi với nguồn sinh kế quan trọng là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Huyện Cao Phong: Hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xác định phát triển KT-XH và thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, giai đoạn 2019 - 2024, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này và đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đa dạng hoạt động khuyến nông dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm (2021 - 2024), Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT đã triển khai xây dựng thành công 52 mô hình trình diễn thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Nhân rộng các mô hình giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào tôn giáo

Cách đây hơn 3 năm, Công an huyện Lạc Sơn phối hợp Ban chỉ đạo 09 xã Mỹ Thành vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Giáo xứ Mường Riệc xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên”.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy cho vùng dân tộc thiểu số phát triển

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng, qua đó tạo đòn bẩy phát triển cho vùng ĐBDTTS.

Xã Pà Cò bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống

Những năm gần đây, nhiều bà con dân tộc Mông tại xã Pà Cò (Mai Châu) đã khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Qua đó nâng cao thu nhập, là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển du lịch ở xã vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục