Cun Pheo là xã vùng sâu của huyện Mai Châu với hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Xã có 4 xóm, trong đó xóm xa nhất cách trung tâm xã 9 km. Thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số, Cun Pheo đã tận dụng tối đa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo.


Đường xóm Cun, xã Cun Pheo được đầu tư nâng cấp sửa chữa từ nguồn vốn chương trình MTQG góp phần cứng hóa giao thông nông thôn. 

Giai đoạn 2022 - 2023, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Cun Pheo được phân bổ nguồn kinh phí hơn 2.113 triệu đồng từ ngân sách Trung ương để thực hiện 4 tiểu dự án cấp thiết: Tiểu dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tiểu dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống; tiểu dự án 5 về phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiểu dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Đồng chí Lò Văn Thiên, Chủ tịch UBND xã Cun Pheo thông tin: Sau khi được phân bổ vốn và UBND huyện Mai Châu phê duyệt danh mục đầu tư, xã đã tổ chức triển khai; tuyên truyền đến toàn thể người dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và mục đích, ý nghĩa của chương trình nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đối với các dự án hỗ trợ sản xuất, xã chỉ đạo các xóm bình xét, lựa chọn những hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về đất sản xuất để tham gia. Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban chuyên môn đẩy nhanh các hồ sơ, thủ tục đầu tư.

Đến nay, Cun Pheo đã duy tu, bảo dưỡng 4 tuyến đường chính tại các xóm với tổng số vốn đã giải ngân 1.253 triệu đồng; hỗ trợ mua máy xới đất cho 10 gia đình chuyển đồi nghề, tổng số vốn hỗ trợ 100 triệu đồng; hỗ trợ 26 con bò sinh sản cho 52 hộ nghèo, cận nghèo với tổng số vốn trên 624 triệu đồng.

Chị Lò Thị Hoa, Trưởng xóm Cun, xã Cun Pheo cho biết: Triển khai dự án hỗ trợ bò sinh sản, xóm đã ưu tiên phân bổ cho các hộ nghèo, khó khăn về đất sản xuất. Tại một số hộ, bò nuôi đã sinh bê con và chuẩn bị chuyển giao bò giống cho các hộ khác. Tuy nguồn lực hỗ trợ có hạn nhưng với các hộ nghèo đã tạo cho họ niềm tin, động lực để vươn lên phát triển sản xuất, giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xã Cun Pheo đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ trên địa bàn. Theo Chủ tịch UBND xã Cun Pheo Lò Văn Thiên, là địa bàn vùng sâu, địa hình chủ yếu đồi núi, người dân Cun Pheo gặp nhiều khó khăn trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Vì vậy, xã sẽ tập trung lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Hiện nay, xã tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân chăn nuôi lợn sinh sản và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả như mô hình trồng mướp đắng, cây gai, nuôi lợn bản địa… Bên cạnh đó, xã tập trung hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các nguồn lực hỗ trợ, đời sống của người dân xã Cun Pheo chuyển biến tích cực, tạo đà cho xã hoàn thành 14/19 tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, nhiều tiêu chí khó thực hiện như điện, trường học, nhà ở, thủy lợi, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn…


Đinh Hòa

Các tin khác


Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy cho vùng dân tộc thiểu số phát triển

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hòa Bình quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng, qua đó tạo đòn bẩy phát triển cho vùng ĐBDTTS.

Xã Pà Cò bảo tồn, phát triển nghề dệt truyền thống

Những năm gần đây, nhiều bà con dân tộc Mông tại xã Pà Cò (Mai Châu) đã khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Qua đó nâng cao thu nhập, là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển du lịch ở xã vùng cao này.

Giải ngân đạt 75,18% nguồn vốn chuyển tiếp sang thực hiện năm 2024

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình được giao tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2024 là 2.168,096 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện năm 2022 - 2023 là 1.327,694 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương).

Đầu tư trên 212 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 được cụ thể hóa bằng 10 dự án, trong đó dự án 1 tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Huyện Đà Bắc: Gần 500 công trình được đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2024, huyện Đà Bắc được phân bổ trên 297 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Đến nay huyện đã giải ngân trên 130 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ 2 tiểu dự án là: đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH huyện; triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022- 2025 của Chính phủ.

Hoàn thành tổ chức đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện 

Theo Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024: Đến hết ngày 28/6, 10 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành tổ chức đại hội cấp huyện, bám sát hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về thời gian tổ chức đại hội và chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, Kim Bôi là huyện đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội (ngày 16 - 17/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục