Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên nông dân huyện Kim Bôi, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để vươn lên làm giàu.


Hội viên nông dân khu Bãi, thị trấn Bo (Kim Bôi) phát triển kinh tế với mô hình nuôi đà điểu bán công nghiệp.


Cán bộ Hội Nông dân huyện Kim Bôi và Hội Nông dân xã Kim Lập khảo sát thực tế mô hình trồng chuối tiêu hồng của nông dân xã Kim Lập.

Cùng cán bộ Hội Nông dân huyện đến thăm gia đình hội viên Bùi Văn Xiến, dân tộc Mường ở khu Bãi, thị trấn Bo, chúng tôi được biết đây là một trong những hộ được công nhận hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã, huyện. Hiện nay, với mô hình nuôi đà điểu bán công nghiệp, bình quân mỗi năm gia đình ông Xiến thu nhập trên 230 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí. Ông Xiến chia sẻ: Thực hiện mô hình nuôi đà điểu đạt hiệu quả không quá khó, bởi con giống được mua tại nơi uy tín, đã được tiêm phòng bệnh và đánh số để thuận tiện cho việc theo dõi, chăm sóc. Chỉ cần tuân thủ các yêu cầu trong quá trình chăm sóc, mỗi năm có thể xuất chuồng khoảng 90 kg thịt/con. Vì vậy, mong các cấp Hội Nông dân trong huyện hỗ trợ, tạo điều kiện được vay vốn ưu đãi để mở rộng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho những hộ trong vùng có nhu cầu để cùng phát triển kinh tế.

Không chỉ ông Xiến, trong hơn 18.700 hội viên nông dân đang sinh hoạt tại các cơ sở hội trong huyện có không ít gương nông dân vượt khó, phát huy lợi thế của địa phương để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Nhằm khích lệ, động viên hội viên hăng hái thi đua lao động, sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, hàng năm, Hội Nông dân huyện Kim Bôi tập trung tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, đầu tư vốn, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. Cùng với đó, mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT huyện, Ngân hàng Liên Việt hỗ trợ trên 9.800 hộ hội viên vay trên 668,161 tỷ đồng phát triển sản xuất. Các cấp hội còn nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân, hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, với nguồn kinh phí của tỉnh, huyện cấp cùng với nguồn vận động, Hội Nông dân huyện đã giải ngân cho 60 hộ vay với số vốn 2,2 tỷ đồng để thực hiện 6 dự án phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ thành lập thành lập mới 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 1 tổ hợp tác, 8 tổ hội nghề nghiệp; nâng tổng số mô hình kinh tế tập thể hội đang quản lý lên 21 hợp tác xã, 22 tổ hợp tác, 7 chi hội nghề nghiệp và 53 tổ hội nghề nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Bôi cho biết: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, thu hút ngày càng nhiều nông dân người DTTS tham gia vào tổ chức hội. Tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh thâm canh; từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó, thúc đẩy các phong trào lớn khác của hội như: thi đua xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Đến hết năm 2023, toàn huyện Kim Bôi có gần 6.000 hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về "Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được các cấp Hội Nông dân huyện Kim Bôi đẩy mạnh giúp hội viên nắm bắt đầy đủ các nội dung, tiêu chí, tạo sự đồng thuận trong thực hiện hiệu quả phong trào. Đặc biệt, tuyên truyền sâu rộng những cách làm hay, mô hình hiệu quả, gương nông dân điển hình, tạo khí thế thi đua sôi nổi.


Hải Đăng

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,48%/năm

Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Quan tâm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xã Cuối Hạ huy động nguồn lực chăm lo đời sống hộ dân tộc thiểu số nghèo

Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích duy trì một số ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đẩy mạnh thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực chăm lo đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Thành Sơn tạo sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn được sáp nhập từ 3 xã vùng cao của huyện Mai Châu. Xã cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 60%, dân tộc Mường chiếm hơn 30%. Thực hiện chính sách dân tộc, trong 2 năm qua, Thành Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào dân tộc nơi đây tiếp cận giống, vốn, khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, ổn định kinh tế.

Giữ nếp nhà sàn Mường

Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.

Toàn tỉnh có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục