Theo UBND huyện Cao Phong, giai đoạn 2019-2024, huyện chú trọng thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vấn đề bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và người nghèo vùng khó khăn cơ bản được giải quyết. Huyện có trên 88% đồng dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế.


Cán bộ Trạm Y tế xã Thu Phong (Cao Phong) khám thai định kỳ và tư vấn chăm sóc trẻ cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ. 

Bên cạnh đó, trên 98% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn dưới 5,9%. Hiện nay, toàn huyện có 8,4 bác sĩ/vạn dân; 9/9 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong huyện đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Những kết quả đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, rút ngắn chênh lệch giữa các vùng, miền.


T.H

Các tin khác


Tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thời gian qua, để tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bên cạnh định hướng, đầu tư tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định cho bà con, tỉnh Hòa Bình còn tăng cường kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào DTTS vươn xa.

Trên 361 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.

Trên 4.400 hội viên nông dân được đào tạo, dạy nghề

Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Hoà Bình đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 171 lớp nghề may công nghiệp, thêu, mây giang đan, nấu ăn, điện dân dụng, chăn nuôi... cho 4.423 hội viên nông dân các dân tộc trong tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 3.990 hội viên đã học nghề.

Bản Dao xóm Mạ chuyển mình

Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con người Dao xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) ngày càng no ấm. Điện lưới quốc gia được kéo đến tận các hộ dân, đường giao thông cứng hoá thuận lợi, đó là điều kiện để bà con xóm Mạ tiếp tục vươn lên xây dựng nông thôn mới.

Huyện Yên Thuỷ: Nông dân các dân tộc thiểu số thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ hội viên, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thành hộ khá, giàu và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Huyện Kim Bôi: Giải ngân trên 4 tỷ đồng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Kim Bôi thực hiện Dự án 6 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Cùng nguồn ngân sách trung ương giao, huyện đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các công trình sinh hoạt cộng đồng cho các xóm vùng đồng bào DTTS&MN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục