Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.
Cô giáo chủ nhiệm Tếnh Thị Chư hướng dẫn Giàng A Súa ôn tập, củng cố kiến thức.
Ngôi trường Súa đang học cách nhà khoảng 7km. Từ ngày chuyển cấp, Súa gặp khó khăn hơn trên hành trình theo đuổi con chữ. Khuôn mặt cậu bé chợt buồn khi kể lại: Bố mất em chẳng còn bất cứ chỗ dựa nào. Bà con, họ hàng chung cảnh nghèo nên khó lòng giúp đỡ. Lúc bố mất em đã muốn nghỉ học như anh trai. Mặc dù được các thầy, cô ở chi trường ghép gần nhà thường xuyên động viên nhưng nỗi đau không còn người thân chở che khiến tinh thần em có lúc hụt hẫng.
Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học ở chi trường ghép, Súa lại một lần nữa có ý định nghỉ học. Con đường từ nhà đến trường xa hơn với nỗi lo ngày nắng, ngày mưa cùng cuộc sống chông chênh khiến em chùn bước… Các thầy, cô giáo kiên trì động viên, thuyết phục em tiếp tục đến trường. Người anh trai ở nhà làm nương rẫy cũng khuyên bảo Súa cố gắng học cho cuộc sống sau này bớt khổ.
Nhằm thiết thực hỗ trợ, tiếp sức cho Súa đến trường, các thầy, cô giáo Trường TH&THCS Hang Kia A đã kết nối với một số tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm quyên góp, ủng hộ học sinh nghèo của nhà trường. Súa được quan tâm đặc biệt nên ngoài cặp sách, vở, quần áo, các đơn vị còn tặng em một chiếc xe đạp mới. 2 năm học gần đây, nhằm cụ thể hóa chương trình do Trung ương Đoàn Thanh niên phát động, Đoàn xã Hang Kia đã nhận Súa là "Em nuôi của Đoàn”. Định kỳ 3 tháng/lần, các anh chị đoàn viên, thanh niên xã đến thăm, hỗ trợ Súa tiền và các nhu yếu phẩm cần thiết để em duy trì cuộc sống sinh hoạt, đồng thời yên tâm học tập, rèn luyện.
Cô giáo Tếnh Thị Chư, giáo viên chủ nhiệm của Giàng A Súa cho biết: Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nhưng việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp ở Trường TH&THCS Hang Kia A còn khá nan giải. Nhất là ở địa bàn xa xôi như bản Thung Mài, các em thường nghỉ học vào những ngày mưa gió. Súa là học sinh chăm ngoan, một trong những em đi học chuyên cần và lực học ngày càng tiến bộ.
Hiện Súa và anh trai sống cùng nhau. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể địa phương và nhà trường, em không còn phải lo cái ăn, cái mặc. Hàng ngày, ngoài thời gian đến lớp, Súa tự làm một số việc nhà như nấu cơm, giặt quần áo... Buổi tối, em tự giác ngồi vào bàn ôn lại những kiến thức được học và làm bài tập cô giáo giao khi về nhà.
Giàng A Súa xúc động chia sẻ: Em hứa sẽ chăm chỉ học tập để không phụ tấm lòng của mọi người đã quan tâm, giúp đỡ. Mong ước của em sau này là đi học một nghề phù hợp, có việc làm để tự nuôi sống bản thân, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
Bùi Minh
Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.
Bà Bùi Thị Sừ, 68 tuổi ở xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là tấm gương sáng của người phụ nữ dân tộc Mường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Từ việc gìn giữ nghề dệt vải, đến vai trò tiên phong trong các phong trào xã hội, bà đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng cộng đồng. Với nghị lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, bà xứng đáng là hình mẫu phụ nữ thời đại mới, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Cao Phong vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế để cải thiện thu nhập.
Quyết Chiến là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Toàn xã có 367 hộ, trên 1.700 nhân khẩu, trong đó trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng triển khai, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Là hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên ngôi nhà mới khang trang như một giấc mơ trở thành hiện thực với gia đình ông Hà Công Can ở xóm Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Không còn dấu vết của căn nhà cũ tạm bợ, dột nát, gia đình ông đã có nhà mới nhờ sự chung tay hỗ trợ của Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB).
Theo UBND huyện Lạc Sơn, giai đoạn 2022 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả.