Người Mường có tổng dân số trên 1,4 triệu người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình với trên 500 nghìn người, chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội... Qua đó, góp phần thực hiệu hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình trao chứng chỉ lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức tỉnh khoá 1, 2 của tỉnh.
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sỏ VH-TT&DL cho biết: Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hoà Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian, đặc biệt là diễn xướng Mo sử thi. Các yếu tố văn hoá truyền thống của người Mường khá phong phú, chứa đựng những giá trị văn hoá đặc sắc. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Hiện nay, tiến trình đô thị hoá với nếp sống văn minh đô thị tác động mạnh mẽ vào đời sống của đồng bào dân tộc Mường cả những mặt tích cực và tiêu cực; nhiều giá trị văn hoá truyền thống bị mai một, thậm chí biến mất. Vì vậy, để phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường, việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết có ý nghĩa quan trọng.
Người Mường trước đây không có chữ viết nên kho tàng văn học chủ yếu tồn tại và phát triển thông qua phương thức truyền miệng. Trong kho tàng văn học dân gian Mường chứa đựng một hệ thống thần thoại và truyền thuyết phong phú được lưu truyền từ đời này sang đời khác với nhiều thể loại như: truyện kể, truyện thơ, diễn xướng, tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, truyện cười, đặc biệt là sử thi "Đẻ đất, Đẻ nước”… phản ánh phong tục, tập quán trong lịch sử xã hội Mường có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, trở thành nghệ thuật.
Người Mường sử dụng ngôn ngữ mang bản sắc riêng; tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ tộc Môn - Khmer của ngữ hệ Nam Á. Trong cộng đồng người Mường hiện nay vẫn đang sử dụng tiếng Mường trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở KH&CNphối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng Bộ chữ Mường. Từ ngày 8/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình nhằm đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Biên soạn các tài liệu "Hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường”, "Tiếng Mường cơ sở”, "Đọc, hiểu tiếng Mường” để triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vùng đồng bào Mường sinh sống. Song, việc sử dụng tiếng Mường trong sinh hoạt hàng ngày đang trong tình trạng báo động. Nhiều gia đình người Mường ở vùng đô thị không còn dùng tiếng Mường để giao tiếp hàng ngày, nhất là thế hệ trẻ không được trao truyền và không quan tâm sử dụng tiếng mẹ đẻ. Việc triển khai Bộ chữ dân tộc Mường Hòa Bình vào đời sống gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục, từ năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND về đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT chủ trì triển khai thực hiện; Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là đơn vị tổ chức thực hiện. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang để cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Hường, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình cho biết: Trường đã đào tạo, bồi dưỡng dạy tiếng dân tộc Mường cho các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên theo đề án với 500 giáo viên. Tổ chức thi cuối khoá và cấp chứng chỉ cho giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường với 471/472 người. Năm 2023, trường đã tổ chức và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho 120 cán bộ, công chức, viên chức tỉnh; 150 cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh Thanh Hóa. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức tỉnh năm 2024, trường đang tổ chức 1 lớp cho cán bộ cấp tỉnh, 1 lớp cho cán bộ huyện Tân Lạc. Trường cũng đã tổ chức 2 hội thảo thí điểm đánh giá tài liệu tiếng Mường cho sinh viên nhà trường và sinh viên, học sinh trung cấp chuyên nghiệp các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Hương Lan
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong vùng.
Xác định công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nắm và dự báo tình hình. Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực vận động quần chúng thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nền an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, màn đấu giá sản phẩm cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình đã tạo được sức hút đặc biệt. Hàng nghìn khán giả phấn khích vỗ tay theo từng lần trả giá của người mua. Sau những phút "cân não” trả giá rất gay cấn và hồi hộp, con cá tầm thương phẩm trên 45 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã được chốt bán với giá 150 triệu đồng; con cá trắm đen trên 25 kg của Công ty TNHH Thủy sản và Dịch vụ Cường Thịnh được chốt bán với giá 105 triệu đồng. Cả hai con cá này đều được nuôi tại vùng hồ Hòa Bình, nơi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản có thể chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.
Những năm qua, người có uy tín ở huyện Tân Lạc đã nỗ lực phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, cầu nối lan tỏa kiến thức, pháp luật trong cộng đồng dân cư và đưa các chính sách trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Ngay sau khi được cấp đất ở, nhiều gia đình dân tộc Mông đã chuyển về Khu tái định cư (TĐC) Táu Nà ở xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu) để dựng nhà, tổ chức lại cuộc sống để "an cư” theo đúng nguyện vọng. Đây là một trong nhiều khu TĐC được tỉnh đầu tư từ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thành công trên địa bàn huyện Mai Châu nói riêng và toàntỉnh nói chung.
Xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) được sáp nhập từ 3 xã vùng sâu của huyện với trên 72% đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, kinh tế - xã hội của xã chuyển biến tích cực.