(HBĐT) - Trường THPT Đà Bắc là một trong những điển hình thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Đà Bắc. Đối với học sinh, nhiều giáo viên ở đây vừa là thầy cô, vừa như người cha, người mẹ thứ hai.


Giáo viên Trường THPT Đà Bắc thường xuyên hỏi thăm, chia sẻ với học sinh của trường.

Những người mẹ thứ hai

Gia đình thuộc hộ nghèo, bố mất sớm, em Đặng Thúy Quỳnh, học sinh dân tộc Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn nhiều lúc tưởng chừng phải bỏ dở việc học. Em bộc bạch: Nếu không có sự động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất của các cô, em đã không theo học đến lớp 12A2 như bây giờ.

Xúc động khi có học sinh gọi là mẹ, cô Trần Thị Thanh Hoài chia sẻ: Tôi đăng ký nhận việc không dễ là "chuyển hóa” những học sinh cá biệt, yếu kém. Ở lứa tuổi THPT, nhận thức, hiểu biết của các em chưa đầy đủ, nhiều em nhà xa phải thuê trọ nên có em lơ là việc học, ngấp nghé sa chân vào tệ nạn xã hội. Để các em tin tưởng và chia sẻ, tôi ân cần tìm hiểu với trách nhiệm, sự tâm huyết. Rồi các em cũng cảm nhận và mở lòng tâm sự. Bao suy nghĩ, việc làm non nớt của tuổi học trò được bày tỏ và tôi đã phân tích, khuyên nhủ, "cảm hóa” các em, ngăn chặn kịp thời việc sa chân vào tệ nạn. Từ học sinh yếu, trung bình có em đã vươn lên đạt học sinh tiên tiến, hạnh kiểm tốt.

Học sinh nhà cách trường 20 - 30 km đường núi là phổ biến, có những em ở xã Suối Nánh, Tân Pheo, Tiền Phong... cách trường 50 - 90 km. Đường xa trắc trở, kinh tế khó khăn, bước đường học hành của không ít em cũng gập ghềnh như con đường mòn dẫn lên đỉnh núi. Năm học 2018 - 2019, trường có 687 học sinh tại 18 lớp, trong đó 529 học sinh người dân tộc thiểu số, 312 học sinh thuộc hộ nghèo.

Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường THPT Đà Bắc cho biết: Trường có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 32 đảng viên. Chi bộ đã lãnh đạo triển khai nghiêm túc việc thực hiện Chỉ thị. Gắn việc thực hiện với CVĐ "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác. Thực hiện lời dạy của Bác: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, chi bộ đặc biệt quan tâm đến việc lấy tấm gương các anh hùng liệt sĩ, người tốt, việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Những đồng chí đứng đầu cấp ủy, ban giám hiệu và đảng viên nêu gương trong học tập và làm theo Bác. Đó là tác phong công tác gần gũi, thân thiện, sâu sát, "nói đi đôi với làm”, "nói ít, làm nhiều”, "làm tốt nhiều hơn nói”… Điều này được quần chúng và học sinh, phụ huynh đồng tình ủng hộ.

Trường tạo thuận lợi nhất cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn. Động viên, khuyến khích cán bộ tích cực trong công tác, giảng dạy, rèn luyện trong môi trường an toàn, thân thiện, đi kèm với quy chế dân chủ, khen thưởng, kỷ luật nghiêm. Trường đã phát động các phong trào thi đua thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình trong các lĩnh vực. Cụ thể như mỗi đảng viên tự xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác gắn với vị trí việc làm, nhiệm vụ chuyên môn. Phát động phong trào " Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn”, 100% đảng viên đăng ký làm ít nhất 1 việc có ý nghĩa trong năm học.

Nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng nhà trường tiên phong trong nhận nuôi dưỡng, giáo dục học sinh tại nhà với học sinh nghèo. Cô đã nuôi dưỡng, giáo dục tại nhà 7 học sinh, mỗi em đều trọn vẹn 3 năm học. Các em đều ở xa, lẽ ra phải đi thuê trọ. Gần một năm học qua đi, Bùi Thị Nhung, học sinh lớp 10A4 ở xã Tiền Phong hiện đang ở nhà cô là người cảm nhận rõ tình cảm của người đứng đầu trường dành cho học trò.

Từ sự nêu gương và các phong trào được phát động, nhiều việc làm ý nghĩa với các hình thức phong phú được thực hiện. Cụ thể như nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh tại nhà với những em mồ côi, bố mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, nhà quá khó khăn; tiêu biểu là các cô Đinh Thị Hạnh, Bàn Như Quỳnh, Trần Thanh Hoài, thầy Mai Đình Luyện, cùng nhiều thầy, cô khác nhận giúp đỡ học sinh học yếu, cá biệt tiến bộ. Chi bộ trường phối hợp với Ban CHQS huyện quyên góp, gây quỹ (trích lương mỗi đảng viên 30.000 - 50.000 đồng/tháng) nhận đỡ đầu, hỗ trợ, nuôi dưỡng 4 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi em được nhận 200.000 đồng/tháng. Tham gia cùng một số đơn vị nhận giúp đỡ nhân dân và học sinh xã Giáp Đắt. Không phải là trường chuyên biệt, nhưng trường hiện có 79 học sinh ở nội trú. Để các em tự nấu ăn không đảm bảo an toàn, trường đã thành lập bếp ăn tập thể và quản lý các em ở nội trú. Các thầy, cô cũng không quản đường xa đến tận nhà học sinh cách 50 - 60 km để tìm hiểu hoàn cảnh.

Hàng năm, BCH Đoàn trường phát động lễ ra quân làm sạch đường giao thông, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ huyện, Tượng đài Anh hùng Triệu Phúc Lịch... Thành lập các CLB thể dục - thể thao, học tập, văn hóa, văn nghệ. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống, kỹ năng sống cho học sinh như: Ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về giao tiếp, ứng xử tuổi học trò; tình yêu và bạo lực học đường; thời đại công nghệ 4.0 với tuổi vị thành niên... Tổ chức hội thi kể chuyện Bác Hồ, thi tiểu phẩm về an toàn giao thông, phòng - chống tệ nạn xã hội... Các hoạt động là sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời đại mới với các tiêu chí: bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, rèn luyện kỹ năng thành thạo.

Với những cố gắng, chi bộ trường hàng năm đạt trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen "Tập thể lao động xuất sắc”, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen, UBND huyện công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa... Năm học 2018 - 2019, có 2/2 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đoạt giải, 9 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa. Giải thể thao có 1 cá nhân lần thứ 4 đạt huy chương vàng toàn quốc Giải Việt dã Báo Tiền Phong... Là một tập thể đoàn kết, phát triển, trường đang phấn đấu và mong nhận được sự quan tâm để đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Học Bác từ những việc làm giản dị

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được 125 mô hình điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỉnh đã giới thiệu 103 mô hình để Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư tuyên truyền trên tạp chí Thi đua - khen thưởng và các cơ quan truyền thông T.Ư. Các mô hình, điển hình tiên tiến không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Sinh thời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Tình cảm bao la, trầm ấm, sâu sắc đó được Người gửi trọn qua từng cái Tết Trung thu.

Dấu ấn việc học tập và làm theo Bác ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021, huyện Yên Thuỷ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đơn vị dẫn đầu các huyện, thành phố với thang điểm 89/100 điểm. Kết quả này thể hiện những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền trong chuyển đổi, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của huyện Yên Thuỷ.

60 năm khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - "Tại nơi đây, tròn 60 năm trước, cũng một ngày giữa tháng 8 nắng đẹp như hôm nay, Bác Hồ kính yêu đã về thăm nhà trường. Tôi nhớ rõ, khi Bác đứng đây nói chuyện với toàn trường, lớp chúng tôi được xếp thứ tự đứng ở phía tay phải của Bác, gần vị trí bây giờ đang trồng cây vú sữa… Khi đó, chúng tôi xúc động lắng nghe từng lời Bác dạy, đến bây giờ vẫn vẹn nguyên ký ức trong tim…” - bà Đinh Thị Biên, cựu học sinh khóa 5 của trường Thanh niên lao động Xã hội chủ nghĩa (TNLĐ XHCN) Hòa Bình tự hào kể lại trong ngày trở về thăm trường cũ, nay là di tích lịch sử văn hóa Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường TNLĐ XHCN Hòa Bình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Huyện Tân Lạc: Thiết thực học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã tập trung triển khai, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của địa phương. Nhiều mô hình, cách làm mới với những tập thể, cá nhân điển hình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.  

Huyện Cao Phong: Tạo chuyển biến thực chất trong học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - BTV Huyện ủy Cao Phong đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chuyên đề toàn khoá và hàng năm, hướng tới thực chất, hiệu quả, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục