(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được 125 mô hình điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỉnh đã giới thiệu 103 mô hình để Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư tuyên truyền trên tạp chí Thi đua - khen thưởng và các cơ quan truyền thông T.Ư. Các mô hình, điển hình tiên tiến không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.


Khách du lịch trải nghiệm làm sản phẩm dệt thổ cẩm tại gia đình ông Sùng A Chênh, xã Pà Cò (Mai Châu).

Sáng tạo trong cách làm

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”, những năm qua, các phong trào thi đua đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tham gia, hưởng ứng. Đặc biệt là các phong trào thi đua: "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”… Các phong trào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sức lan tỏa, hiệu ứng tích cực trong toàn bộ hệ thống chính trị, động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, nhiệm vụ phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Từ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, khách sạn, khai thác khoáng sản, anh Nguyễn Ngọc Bắc ở huyện Lạc Sơn rẽ trái sang làm nông nghiệp. Anh bỏ vốn mua đất trồng bưởi. Để đa dạng nguồn thu, anh tìm tòi đưa cây đàn hương có nguồn gốc từ Ấn Độ về trồng. Hiện cây đã trồng được 4 năm, sinh trưởng tốt. Sau vài lần đi du lịch Phú Quốc và một số nơi, thấy sản phẩm rượu sim và quả sim được du khách ưa chuộng, đây lại là giống cây bản địa của vùng đất quê mình nên anh quyết định trồng sim. Anh thuê người đào giống trên rừng với giá 20 nghìn đồng/cây. Sau 1 năm, anh Bắc đã trồng được gần 3 ha sim. Hợp đất, hợp khí hậu, lại là cây rừng được chăm sóc nên cây sim sinh trưởng tốt và sai quả. Anh cho biết, vụ năm ngoái thu được 4 tấn quả. Ngoài bán tươi, anh còn sấy khô bán cho đầu mối các khu du lịch… Sản phẩm đang thực hiện quy trình để được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Với lợi thế điều kiện tự nhiên, khí hậu và bản sắc văn hóa đặc sắc của người Mông, ông Sùng A Chênh, xã Pà Cò (Mai Châu) đầu tư mở rộng khuôn viên nhà thành mô hình homestay với 1 căn nhà nghỉ cộng đồng và 3 căn hộ. Ngoài ra, ông tổ chức chợ đêm vào tối thứ Bảy hằng tuần nhằm thu hút khách du lịch và để bà con trong xã mang sản vật địa phương giới thiệu đến du khách.

Giúp nhiều gia đình khó khăn

Xuất thân từ nông dân nên anh Phạm Văn Toàn, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của người nông dân với vòng luẩn quẩn "được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Anh đã đứng ra thành lập hợp tác xã vừa sản xuất vừa thu mua, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho bà con vùng đất Lạc Thủy, nhờ đó hàng trăm hộ đã có đầu ra ổn định.

Đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, chị Vũ Thị Biên, giáo viên ở xã Bắc Phong (Cao Phong) tham gia câu lạc bộ thiện nguyện Cao Phong và thành lập nhóm thiện nguyện Cao Phong. Chị cùng các thành viên kêu gọi sự chung tay, giúp đỡ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, kém may mắn. Chị cũng tham gia nhóm những người ủng hộ bệnh nhân chạy thận tỉnh Hòa Bình; định kỳ hàng tuần tổ chức "bữa cơm từ thiện” tại Bệnh viện Đa khoa huyện; câu lạc bộ phối hợp với Hội LHPN, Đoàn Thanh niên xã mở "Cửa hàng 0 đồng", duy trì hoạt động phục vụ nhân dân vào thứ Ba hằng tuần… Từ sự giúp đỡ của câu lạc bộ, nhiều gia đình đã vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, chị Hà Thị Hường, xã Nà Phòn (Mai Châu) xây dựng mô hình homestay. Khai thác lợi thế địa phương về khí hậu, phong cảnh, nhất là bản sắc văn hóa của người Thái Mai Châu, chị Hường xây dựng mô hình homestay ngay tại nơi mình sinh ra và lớn lên. Mô hình của chị không chỉ thu hút khách trong nước mà nhiều du khách nước ngoài chọn làm điểm dừng chân, nghỉ đêm. Cũng từ mô hình, chị quảng bá được sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái sang các nước châu Âu, được nhiều khách du lịch ưa chuộng.



Việt Lâm


Các tin khác


Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu

(HBĐT) - Sinh thời, mặc dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn dành thời gian quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng. Tình cảm bao la, trầm ấm, sâu sắc đó được Người gửi trọn qua từng cái Tết Trung thu.

Dấu ấn việc học tập và làm theo Bác ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành năm 2021, huyện Yên Thuỷ được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đơn vị dẫn đầu các huyện, thành phố với thang điểm 89/100 điểm. Kết quả này thể hiện những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền trong chuyển đổi, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của huyện Yên Thuỷ.

60 năm khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - "Tại nơi đây, tròn 60 năm trước, cũng một ngày giữa tháng 8 nắng đẹp như hôm nay, Bác Hồ kính yêu đã về thăm nhà trường. Tôi nhớ rõ, khi Bác đứng đây nói chuyện với toàn trường, lớp chúng tôi được xếp thứ tự đứng ở phía tay phải của Bác, gần vị trí bây giờ đang trồng cây vú sữa… Khi đó, chúng tôi xúc động lắng nghe từng lời Bác dạy, đến bây giờ vẫn vẹn nguyên ký ức trong tim…” - bà Đinh Thị Biên, cựu học sinh khóa 5 của trường Thanh niên lao động Xã hội chủ nghĩa (TNLĐ XHCN) Hòa Bình tự hào kể lại trong ngày trở về thăm trường cũ, nay là di tích lịch sử văn hóa Địa điểm Bác Hồ về thăm Trường TNLĐ XHCN Hòa Bình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình).

Huyện Tân Lạc: Thiết thực học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Tân Lạc đã tập trung triển khai, thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của địa phương. Nhiều mô hình, cách làm mới với những tập thể, cá nhân điển hình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.  

Huyện Cao Phong: Tạo chuyển biến thực chất trong học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - BTV Huyện ủy Cao Phong đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với chuyên đề toàn khoá và hàng năm, hướng tới thực chất, hiệu quả, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Huyện Yên Thuỷ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thủy đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó tạo chuyện biến trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục