Tại cuộc họp công tác báo chí tỉnh Sóc Trăng tháng 11, Ban tổ chức Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2019 đã giới thiệu các nội dung chính thức của lễ hội.




Có 58 đội ghe Ngo nam và nữ các tỉnh ĐBSCL tranh tài.

Được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức lễ hội Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo với quy mô khu vực ĐBSCL định kỳ hai năm/lần. Năm 2019, là lần thứ tứ Sóc Trăng tổ chức lễ hội cấp khu vực do Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là nhà tài trợ kim cương của lễ hội.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11-11, gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi. Cụ thể, có chín hoạt động sẽ của lễ hội sẽ diễn ra tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, bao gồm giải đua ghe Ngo với 58 đội ghe ngo tham dự; tổ chức phục dựng lễ Cúng Trăng; Hội thi thả Đèn nước; phục dựng ghe Cà Hâu; Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer. Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động Hội chợ triển lãm Thương mại, Du lịch và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP; giải Bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc; ẩm thực đường phố; triển lãm ảnh nghệ thuật và triển lãm ảnh chuyên đề "Sóc Trăng xưa và nay”; Liên hoan trích đoạn sân khấu Dù kê khu vực ĐBSCL.

Hoạt động chính của Lễ hội là giải Đua ghe ngo với hai nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam, diễn ra trong hai ngày 10 và 11-11. Đến nay, đã có hơn 46 đội ghe ngo nam và 12 đội ghe ngo nữ đăng ký tham gia tranh tài. Trong đó, ngoài tỉnh Sóc Trăng còn có các đội đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang.

Để chuẩn bị cho ngày khai hội, các đội ghe ngo cả nam lẫn nữ ở các phum, sóc trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tập luyện với mong muốn đạt được thành tích cao trong mùa giải năm nay.


                        TheoNhandan

Các tin khác


Điểm nhấn trong kết nối và phát triển du lịch

(HBĐT) - Với tiềm năng phát triển du lịch lớn, huyện Lạc Thủy chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp sang dịch vụ du lịch, phấn đấu đến năm 2025 đưa nơi đây trở thành khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch bền vững được đánh giá là bước phát triển, giúp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Thu hút khách du lịch cao cấp đến Cát Bà, Hải Phòng

Hạ tầng giao thông thuận tiện, hạ tầng du lịch ngày càng phát triển là những thành tố quan trọng để Cát Bà - một trong hai khu du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng, thu hút khách du lịch cao cấp.

Rừng quốc gia Phia Oắc - Phia Đén: ''Viên ngọc quý'' của Cao Bằng

Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.

Đông Anh - miền quê đáng sống

(HBĐT) - Huyện Đông Anh đang phát huy truyền thống vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, địa linh nhân kiệt, đang có sự đổi thanh mạnh mẽ về diện mạo, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân. Huyện vươn lên trở thành vùng quê đáng sống của Thủ đô Hà Nội.

Mỗi tỉnh phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù

Là một trong bảy vùng du lịch với nhiều tiềm năng nhưng du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển chậm nhất cả nước. Để tạo sự đột phá, các tỉnh trong vùng đang định hình phát triển mỗi tỉnh một sản phẩm đặc thù. Nhiều tín hiệu tích cực

Tháp Po Klong Garai - điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận

Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào dân tộc Chăm. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục