Việt Nam vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Conde Nast Traveler xếp vào danh sách 20 quốc gia nên đến du ngoạn nhất trong năm 2020.



 Nhiều hoạt động vui chơi thu hút người dân và du khách tại tuyến phố đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Top 20 điểm du lịch hấp dẫn nhất năm 2020 có tên hàng loạt các nước Đông Nam Á, trong đó vị trí số 1 thuộc về Indonesia, Thái Lan (thứ 2), Philippines (thứ 8) và Việt Nam (thứ 10).

Ngoài khu vực Đông Nam Á, các vị trí khác trong danh sách gồm Bồ Đào Nha (thứ 3), Sri Lanka (thứ 4), Nam Phi (thứ 5), Peru (thứ 6), Hy Lạp (thứ 7), Italy (thứ 9). Các vị trí từ 11 đến 20 lần lượt thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Mexico, Tanzania, Israe, Colombia, New Zealand, Ireland và Croatia.

Để đưa ra danh sách Top 20 này, Conde Nast Traveller đã thăm dò ý kiến của hơn 600.000 độc giả về các điểm đến, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng và dịch vụ tại các nước. Việc Việt Nam lọt vào Top 20 cho thấy sự đánh giá cao của du khách với các dịch vụ du lịch của chúng ta.

Theo ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trong 9 tháng qua, ngành du lịch đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch.

Trong tháng 9/2019, khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 1,5 triệu lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2018; nâng tổng lượt khách trong 9 tháng lên 12,8 triệu lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018. Khách du lịch nội địa đạt 66 triệu lượt, trong đó có 33,7 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 504.000 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018.

9 tháng đầu năm 2019, đã có 29 cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao được công nhận mới. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước đạt 29.000 cơ sở với trên 590.000 buồng.

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, công tác quản lý, hướng dẫn và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện nghiêm túc. Tính đến hết tháng 9, cả nước có 2.477 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó 914 doanh nghiệp cổ phần, 27 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 1.536 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân.

Chính nhờ  những nỗ lực này của ngành du lịch, mà Việt Nam đã lọt Top 20 điểm du lịch đáng đến nhất năm 2020 của Tạp chí Conde Nast Traveller Việt Nam.

Cũng trong trung tuần tháng 10, Việt Nam đạt danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" hai năm liên tiếp, và lần đầu đạt "Điểm đến ẩm thực số 1 châu Á Thái Bình Dương". Năm nay ngành du lịch Việt Nam được xướng tên ở 4 hạng mục hàng đầu châu Á gồm điểm đến, ẩm thực, văn hóa và thành phố văn hóa (Hội An).

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, đây là những giải thưởng rất đáng tự hào cho tất cả những người làm du lịch, khẳng định vị thế du lịch nước ta trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ hội vàng để ngành du lịch Việt Nam xúc tiến quảng bá mạnh mẽ trong thời gian tới.


                             Theo Baotintuc

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục