Giờ đây, khi tới thăm Đất Mũi - điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc, du khách không chỉ được chạm tay vào cột mốc tọa độ quốc gia mà còn tự hào về cột cờ thiêng liêng, sừng sững giữa trời Nam Tổ quốc.


Công trình Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau được động thổ xây dựng vào tháng 1/2016 tại xã Đất Mũi - điểm cực Nam Tổ quốc.


Giờ đây, khi tới thăm Đất Mũi - điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc, du khách không chỉ được chạm tay vào cột mốc tọa độ quốc gia mà còn tự hào về cột cờ thiêng liêng, sừng sững giữa trời Nam Tổ quốc.

Cuối tháng 10/2019, công trình mang biểu tượng Cột cờ Hà Nội được xây dựng tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), điểm cực Nam của Tổ quốc, đã hoàn thiện. Hiện các công nhân đang gấp rút thi công để hoàn thiện một phần tuyến đường T1 nối từ Cột cờ Hà Nội đến vòng xoay bến ca nô để sớm đưa vào khánh thành vào đầu tháng 12/2019.

"Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xem là một công trình thế kỷ, có giá trị nghệ thuật, kiến trúc đẹp mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử và có ý nghĩa thiêng liêng khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc, chủ quyền biển đảo quốc gia, gắn bó Bắc - Nam một nhà, gắn bó tình cảm keo sơn, sâu nặng của người dân Thủ đô đối với quê hương đất Mũi Cà Mau và bạn bè quốc tế. Sau khi khởi công từ tháng 1/2016, đến nay công trình đã hoàn thành. Dự kiến lễ khánh thành cột cờ sẽ diễn ra vào dịp diễn ra Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 được tổ chức trong tháng 12 tới", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chia sẻ.

Ông Trần Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Người dân Cà Mau không phải ai cũng được đến Hà Nội chiêm ngưỡng cột cờ. Phiên bản cột cờ đặt tại Mũi Cà Mau vừa là biểu tượng chung của cả nước, mọi người nhìn biểu tượng cột cờ này nghĩ nghĩa đến Cột cờ Hà Nội, nghĩ đến tình cảm thiêng liêng đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Công trình có khu vực phục vụ biểu diễn lễ hội, có thang dẫn lên kỳ đài để phục vụ khách tham quan du lịch, khu vực trưng bày hiện vật và tư liệu lịch sử... Từ trên kỳ đài, khách tham quan có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh rừng đước xanh tươi, bãi bồi Đất Mũi và biển Đông mênh mông.

Công trình gồm ba khối đế và phần tháp. Tầng 1 cao 4m, tầng 2 cao 4,4m và tầng 3 cao 6m. Tháp Cột cờ cao 24,5m, hình bát giác côn (thu lại phía trên), trên đỉnh là lầu bát giác cao 3,9m, tầng mái lầu bát giác cao 1,5m. Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau, gần với các công trình quan trọng như: Cột mốc tọa độ quốc gia, biểu tượng mũi tàu Cà Mau, biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh…

Cột cờ Hà Nội ở Mũi Cà Mau sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần tạo thêm điểm nhấn, thu hút khách du lịch đến với cực Nam Tổ quốc.


                                       Theo TTXVN

Các tin khác


Thu hút khách du lịch cao cấp đến Cát Bà, Hải Phòng

Hạ tầng giao thông thuận tiện, hạ tầng du lịch ngày càng phát triển là những thành tố quan trọng để Cát Bà - một trong hai khu du lịch nổi tiếng của thành phố Cảng, thu hút khách du lịch cao cấp.

Rừng quốc gia Phia Oắc - Phia Đén: ''Viên ngọc quý'' của Cao Bằng

Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.

Đông Anh - miền quê đáng sống

(HBĐT) - Huyện Đông Anh đang phát huy truyền thống vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, địa linh nhân kiệt, đang có sự đổi thanh mạnh mẽ về diện mạo, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân. Huyện vươn lên trở thành vùng quê đáng sống của Thủ đô Hà Nội.

Mỗi tỉnh phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù

Là một trong bảy vùng du lịch với nhiều tiềm năng nhưng du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển chậm nhất cả nước. Để tạo sự đột phá, các tỉnh trong vùng đang định hình phát triển mỗi tỉnh một sản phẩm đặc thù. Nhiều tín hiệu tích cực

Tháp Po Klong Garai - điểm đến hấp hẫn của Ninh Thuận

Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Po Klong Garai (phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm), một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử đầy tự hào của đồng bào dân tộc Chăm. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Thuận.

Gần 12 vạn lượt du khách về với Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương, từ ngày 13-18/9 (tức ngày 15 - 20/8 Âm lịch) có khoảng 12 vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái, dâng hương tại khu di tích, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục